🔥 Bài đăng hot nhất

Lưu ý khi thụt tháo cho trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng phân bị ứ lại trong đại tràng, thời gian ứ càng lâu thì khối phân càng rắn và to hơn làm trẻ khó rặn hơn, đau khi đi ngoài và lại càng làm trẻ không dám rặn. Một vòng luẩn quẩn làm táo bón kéo dài và trở thành mạn tính

Tuy nhiên việc quan trọng nhất trong điều trị táo bón là làm mềm phân, duy trì thói quen đi đại tiện hàng ngày.

Nhiều bà mẹ cứ khi thấy con không đi ị được là mua tuyp thụt về thụt cho con hàng ngày. Việc thụt cho trẻ khi không đúng chỉ định, hoặc lạm dụng thụt tháo sẽ dẫn đến mất phản xạ đi ị tự nhiên của trẻ, làm mất trương lực của cơ thắt hậu môn dẫn đến con không còn cảm giác buồn ị, mức độ nặng hơn phân chảy tự nhiên qua lỗ hậu môn.

Việc thụt tháo hậu môn cho trẻ được chỉ định trong một số trường hợp sau:

- Trẻ bị táo bón có ứ phân nhiều ngày trong trực tràng và són phân.

- Trẻ đau bụng, ăn kém buồn nôn hoặc nôn do ứ phân trong đại tràng do trẻ bị đau hoặc phân quá to, cứng

Thời gian làm sạch từ 3-5 ngày.

Lưu ý khi thụt tháo cho trẻ bị táo bón

Với trẻ dưới 2 tuổi bị táo bón nặng, chỉ thụt tháo cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể thụt tháo hậu môn tại nhà cho trẻ. Khi thực hiện thao tác, cần làm đúng hướng dẫn của bác sĩ và cần lưu ý những vấn đề sau:

- Sau khi bơm chất lỏng vào trực tràng sẽ kích thích trẻ có cơn mót dặn, khó chịu và muốn đi cầu ngay. Do đó, trước khi thụt tháo cha mẹ cần nói điều này với trẻ để trẻ hiểu. Sau khi thụt tháo, hướng dẫn bé hít thở sâu và nín đi cầu vài phút. Mục đích là để phân kịp mềm giúp bé đi cầu dễ hơn và đi được hết phân.

- Nên bôi một ít dầu bôi trơn vào đầu tuýp thuốc để giúp đưa thuốc vào dễ hơn, trẻ không bị đau rát. Trường hợp trẻ căng thẳng gây co thắt hậu môn, cha mẹ không nên cố gắng làm bằng được vì sẽ gây tổn thương tại chỗ gây đau và tâm lý hoảng sợ của bé. Lúc này nên dừng lại và nói chuyện, động viên… đến khi bé sẵn sàng hợp tác.

- Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng sử dụng thuốc thụt tháo thường xuyên khi trẻ bị táo bón. Vì lạm dụng sẽ khiến việc đi cầu của trẻ lệ thuộc vào thuốc. Thậm chí khi thụt tháo thường xuyên có thể khiến hậu môn bị kích thích, tổn thương các mô xung quanh…

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
10
6

Mấy vấn đề này phải cẩn thận mom ha!

1 năm trước
Thích
Trả lời

Tks m chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình nhát tay không dám làm

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thấy con bị táo bón là mẹ nào cũng sót, có cách nào hạn chế bé bị táo bón không các mom?

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình cũng hay bơm, con mình sợ bơm lắm, con hay bị bón hoài than đau bụng nữa

1 năm trước
Thích
Trả lời

Hay quá à

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!