🔥 Bài đăng hot nhất

NHỮNG LÝ DO BỐ MẸ KHÔNG NÊN SO SÁNH CON MÌNH

Chúng ta thường nghe đến cụm từ “con nhà người ta” và bắt gặp không ít những lời so sánh của bố mẹ, ông bà như:

- Sao con nhà mình không nặng cân bằng con nhà bà A?

- Cháu bà B đã biết nói “bà bà” rồi mà sao cháu mình vẫn im thin thít?

- Sao điểm của con lại thấp hơn bạn?..

Và hàng trăm các vấn đề khác của con đang được đem ra so sánh mỗi ngày


Thực tế, so sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác là một điều tuyệt đối không nên làm, bởi vì mỗi bạn nhỏ thực sự là một điều đặc biệt, có những cột mốc và tốc độ phát triển không giống nhau.

Ngoài việc tự tạo cho bản thân một áp lực lớn về nuôi dạy con cái, so sánh con mình với “con nhà người ta” có thể gây những tổn thương về tâm lý và ảnh hưởng đến sự phát triển của con như sau:


1️⃣ Áp lực

Một đứa trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục khi bị so sánh. Bố mẹ không được gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, vì sẽ khiến con lo lắng và mất ngủ. Hãy ngồi lại và nói chuyện với nhau, tìm hiểu xem vì sao thành tích của con chưa được tốt cũng như tìm ra giải pháp hiệu quả.


2️⃣ Ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con

Một trong những lý do bạn không nên so sánh con mình với những trẻ khác là sẽ chạm vào lòng tự trọng của bé. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi liên tục bị so sánh với người khác? Lòng tự ti ở trẻ xuất phát từ thời thơ ấu, vì vậy, đừng làm cho trẻ cảm thấy chúng đang thua kém người khác. Bạn không muốn làm trẻ tự cao và kiêu ngạo, nhưng cũng đừng làm trẻ cảm thấy vô dụng và vô giá trị.


3️⃣ Xấu hổ khi giao tiếp

Một đứa trẻ luôn bị so sánh thì bé sẽ bắt đầu tránh giao tiếp với người khác, thậm chí là cả bố mẹ.


4️⃣ Tạo ra thái độ bất cần

Nếu tài năng hoặc thành tích của đứa trẻ luôn bị bỏ qua, thì bé thậm chí sẽ không muốn làm vui lòng bố mẹ nữa vì bạn rõ ràng ủng hộ người khác có kết quả ấn tượng hơn.


5️⃣ Làm cho trẻ trở nên kiêu căng

Ngược lại, việc so sánh một cách quá tích cực về con mình đối với những người khác cũng làm con bạn trở nên kiêu căng, tự phụ. Bạn có muốn con mình lớn lên và luôn nghĩ rằng chúng là siêu sao không? Khen ngợi là tốt, nhưng đừng khen ngợi đến mức khiến trẻ nghĩ rằng, chúng giỏi hơn người khác rất nhiều.


6️⃣ Giữ khoảng cách với bố mẹ

Việc con luôn giữ thái độ tiêu cực chống đối lại bạn khi bị đưa ra so sánh chứng tỏ bé cảm thấy không hài lòng với bố mẹ. Từ đó, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của con về sau.


7️⃣ Mỗi đứa trẻ đều có một nhịp phát triển riêng

Thời thơ ấu không phải là một cuộc chạy đua đến đỉnh cao và bố mẹ luôn nhớ rằng hãy để con phát triển theo tốc độ riêng của chúng. Không có thời gian biểu cho sự phát triển của một đứa trẻ, vì vậy đừng lo lắng khi con bạn không được bằng con của những người khác. Chúng sẽ phát triển theo nhịp độ riêng của mình.


Chẳng có một cán cân nào có thể cân đo đong đếm được 1 đứa trẻ sẽ cần bao nhiêu yêu thương, quan tâm, lắng nghe và tôn trọng từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Hãy nuôi dạy một em bé hạnh phúc bằng sự bao dung, tin tưởng, khuyến khích và động viên, và đặc biệt hãy cho phép trẻ được học những bài học từ sai lầm để trẻ tự học cách khôn lớn và trưởng thành nhé!

Và chẳng bao giờ là quá muộn để gửi những cái ôm ấm áp, cùng lời yêu thương, tin tưởng dành cho con!

(Sưu tầm)

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
2
2

Có so sánh mới có đau thương, nói chứ mình thấy ai cũng có thói quen so sánh, trong một gia đình thì kiểu so sánh các cháu với nhau đứa này ăn giỏi hơn, đứa kia biết đi sớm hơn....nghe rất bực mình

1 năm trước
Thích
Trả lời

So sánh hoài áp lực lắm, nên mình nghĩ chỉ cần con khỏe mạnh bình an thôi

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!