🔥 Bài đăng hot nhất

Trẻ 13 tháng chưa biết đi có sao không?

Quá trình phát triển của mỗi trẻ thường khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn sẽ lo lắng “có khi nào con mình chậm biết đi?” và thắc mắc trẻ 13 tháng chưa biết đi có sao không?. Cùng tìm hiểu thêm về việc tập đi cho bé khi bé đã sẵn sàng trong bài viết sau nhé!

1.Những cột mốc trẻ 13 tháng tuổi

Dưới đây là một số cột mốc 13 tháng tuổi mà con bạn có thể đã đạt được hoặc có thể đang đạt được:

  • Phát ra nhiều âm thanh bập bẹ – ví dụ như “ba”, “da” ,”dada”, “ma”. Đây là cách giao tiếp của bé ở tuổi này. Một số bé 13 tháng tuổi vẫn sử dụng không rõ từ ngữ, chỉ bắt chước âm điệu và nhịp điệu. Tuy nhiên, bé vẫn hiểu các câu ngắn hoặc ý nghĩa trong những điều bạn nói. Dù rằng bé chưa đủ ngôn ngữ để phản hồi trở lại. Do vậy, hãy luôn tương tác giới thiệu và phát âm rõ chữ để bé phát triển tốt hơn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
  • Hầu hết bé từ 12 đến 13 tháng tuổi có thể nói được một từ hoặc hai từ. Ngoài ra, bé bộc lộ ý muốn tốt hơn mà không cần phải khóc. Cụ thể, bé sẽ chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
  • Bé có thể tự đứng dậy và di chuyển quanh phòng. Một số bé có thể tự mình bước đi một cách chập chững. Nếu cha mẹ lo lắng vì bé chưa biết đi thì đừng quên có một số bé khỏe mạnh hoàn toàn chưa chịu đi cho đến 18 tháng tuổi. Vì vậy thay vì lo lắng quá mức, hãy cố gắng tận hưởng những khoảnh khắc yên bình trước khi liên tục đuổi theo bé khắp mọi nơi.

2. Giải đáp trẻ mấy tháng biết đi? Điểm danh 3 mốc thời gian quan trọng

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu biết đi chập chững từ 12 tháng tuổi và dần thành thạo kỹ năng này khi tròn 19 tháng. Cụ thể, hành trình tập đi của con sẽ diễn ra như sau:

Từ 12 - 18 tháng tuổi

Sau khi thuần thục kỹ năng đứng, trẻ sẽ bắt đầu dang chân ra bước đi trong tư thế vịn đồ vật. Đến khoảng tháng tuổi thứ 13, trẻ có thể dễ dàng chuyển từ tư thế ngồi xổm sang bước đi, hoặc tự đứng lên đi tiếp nếu té ngã. Đến khoảng 18 tháng, trẻ có thể đi lâu hơn, đồng thời có thể kết hợp vừa bước đi vừa đẩy hoặc kéo theo đồ vật.

Từ 19 - 24 tháng tuổi

Những bước đi của trẻ đã trở nên cứng cáp. Lúc này, con không thích ngồi một chỗ như trước mà đi khắp nhà để thỏa trí tò mò. Đôi khi đang bước đi, con sẽ đi nhanh hơn và bắt đầu chạy khoảng ngắn nhưng vì chưa quá thành thạo nên việc bị té ngã lúc này là điều không thể tránh khỏi.

Từ 25 - 36 tháng tuổi

Trẻ đã biết bước đi bằng gót chân thay vì nhón chân như trước, vậy nên những bước đi đã vững vàng hơn. Thậm chí, trẻ còn có thể chạy nhảy, leo trèo hoặc đi giật lùi. Trong giai đoạn này, trẻ khá hiếu động, vì vậy bố mẹ nên chú ý những bậc thềm cao để tránh trẻ bị té ngã.

3. Các dấu hiệu trẻ sắp biết đi mẹ cần nắm

Để biết thời điểm con đã sẵn sàng biết đi, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:

• Con cố gắng vịn, bám vào đồ đạc để đứng dậy hoặc tập đi men theo các đồ vật.

• Trẻ thích leo trèo bậc thềm, cầu thang.

• Khi sắp biết đi, trẻ sẽ bò xung quanh nhà bởi lúc này con bắt đầu mong muốn khám phá và di chuyển cơ thể.

• Có thể tự đứng lên không cần sự hỗ trợ của bất kỳ ai hoặc dụng cụ nào.

• Con có biểu hiện mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc và ngủ giấc ngắn vì lúc này não bộ và cơ thể có thể hoạt động gấp đôi thời gian, chuẩn bị cho sự phát triển sau này.

4. Trẻ mấy tháng biết đi được coi là muộn?

Thông thường, trẻ được coi là chậm biết đi được tính tới thời điểm 1,5 tuổi (tức 18 tháng tuổi) mà vẫn chưa thể đứng lên và tự mình bước đi. Tuy nhiên, vì tốc độ phát triển cơ bắp chân của mỗi trẻ khác nhau nên thời điểm trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Tốt nhất, nếu đến 1 tuổi bé chưa biết đi, đồng thời xuất hiện một số đặc điểm bất thường như chân có vẻ yếu, bắp chân không đều, đi khập khiễng… thì mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra và có cách khắc phục càng sớm càng tốt.

5. Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ nhanh biết đi?

Để hỗ trợ trẻ nhanh biết đi, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Khích lệ tinh thần trẻ

Hãy tạo cho trẻ cảm giác tự tin bằng cách liên tục khích lệ, vỗ tay, dang tay ở phía trước để trẻ bước đến. Đồng thời, khi con chạm được mẹ, đừng quên dành cho con lời khen để trẻ thêm phấn khởi và mong muốn được bước đi nhiều hơn.

Hướng dẫn trẻ vịn tay vào bàn, ghế

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ vịn tay vào bàn, ghế bởi điều này sẽ giúp trẻ giữ thăng bằng và cảm nhận được sức nặng dồn lên đôi chân. Khi đã cảm thấy quen thuộc, trẻ có thể tự tin dang chân, dần dần buông tay và di chuyển mà không cần sự hỗ trợ.

Dạy trẻ bắt chước hành động của người lớn

Trẻ con là độ tuổi dễ bắt chước theo hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ được nhìn thấy các hoạt động chạy nhảy hoặc cho bé vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa đã biết đi. Điều này sẽ giúp trẻ thích thú hơn, từ đó cố gắng tập đi.

Đưa cho bé món đồ chơi yêu thích

Bố mẹ có thể giúp trẻ đứng lâu hơn bằng cách đưa cho con món đồ con yêu thích. Việc nắm chặt thứ gì đó trong tay thường sẽ giúp con quên đi việc đang làm, thậm chí là bước đi theo bản năng.

Luyện cho bé đứng nhiều hơn

Rèn luyện kỹ năng đứng cũng giúp trẻ nhanh biết đi hơn. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé tham gia vào các hoạt động giúp tăng cường kỹ năng giữ thăng bằng như ngồi bập bênh, xích đu, cho trẻ trèo qua gối, đứng trong lúc thay quần áo…

6.Bé chậm biết đi nên bổ sung gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển hệ xương của trẻ. Nếu không được bổ sung đầy đủ các loại vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết cho hệ xương (canxi, sắt, choline, vitamin D,...) sẽ dẫn đến tình trạng chậm biết đi phổ biến ở trẻ. Tương tự với những bé bị suy dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm đi ở trẻ.

Ngoài việc bổ sung vitamin D thì mẹ cũng nên bổ sung thêm canxi cho trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi để đảm bảo bé có đủ điều kiện để phát triển hệ xương vững chắc.

Một số loại thực phẩm bổ sung cho bé trong giai đoạn này cũng góp phần thúc đầy phát triển hệ xương, tăng cường sức khỏe, giúp con đi lại dễ hơn:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 như các nước ngọt, quả óc chó, rau xanh có màu đậm, dầu hạt cải, dầu đậu nành,...
  • Thực phẩm giàu sắt, kẽm: thịt, cá, tôm, hàu,...
  • Rau xanh, rau củ quả, trái cây các loại: rau cải, súp lơ, bắp cải giúp cung cấp vi chất và giúp trẻ hấp thụ vitamin D tốt hơn.

Trẻ 13 tháng chưa biết đi có sao không? Qua bài viết trên, mong bố mẹ đã có câu trả lời cho việc biết được trẻ mấy tháng biết đi và có những giải pháp phù hợp đối với trẻ chậm biết đi.

5
3.1k
10 Bình luận

ko sao đâu nè, nên tập cho bé thêm là dc nè

2 tháng trước
Thích
Trả lời

bé đi chập chứng là được rồi nè, kiên trì tập cho bé từng chút một ạ

2 tháng trước
Thích
Trả lời

ko sao đâu bạn, tập từ từ cho bé đi nha

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Tuyd bé có tốc độ phát triển khác nhau, có bé học nhanh có bé học chậm nên mình nghĩ cũng đừng lo lắng quá, quan trọng là quan tâm, giúp đỡ bé trong quá trình phát triển là được á

3 tháng trước
Thích
Trả lời

tầm 13 tháng bố mẹ cho bé bám víu vô thành giường hay tủ để bé mau biết đi hơn với bé đỡ sợ hơn á

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Các cụ hay mách lấy đuôi cá lóc bông đạp vào chân là sẽ đi được á, mình cũng đã từng thấy trường hợp bé 18 tháng vẫn không đi được áp dụng cách trên và đi 1 cách thần kì luôn ấy

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Em hồi bé 18 tháng mới biết đi đấy chị ạ....Nghe ba mẹ e kể thế...

..Tùy từng bé thôi,các mom đừng lo lắng quá,kiên nhẫn tập rồi sẽ ổn thôi mà...

3 tháng trước
Thích
Trả lời

lúc 11 tháng đi được 1 đoạn ngắn qua 1 tuổi thì khỏi đi luôn. Nhưng anh chàng hiếu động cứ bắt dắt tay đi rồi chạy ào ào thôi.

3 tháng trước
Thích
Trả lời

13 tháng con em cũng mới vịn giường đi men thôi

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Tùy sự phát triển của mỗi bé thôi, có bé 15 tháng mới biết đi

3 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!