🔥 Bài đăng hot nhất

Trẻ lên 3 và cách xử lý khi trẻ hét to mỗi khi tức giận!!

Hi cả nhà!!!

Em mới tham gia group, hi vọng được nhiều lời khuyên từ cả nhà ạ.

Nhà em có 1 bạn nữ nhỏ, hiện tại được 30 tháng. Trộm vía, bạn biết khá nhiều, hát, múa, đọc số và chữ cũng ok ạ.

Những lúc bình thường vui vẻ, bạn cũng nghe lời. Tuy nhiên, khi bạn tức lên là bạn sẽ nói to, có khi còn hét ạ. Nhưng bạn chỉ ngang với mỗi em, còn mọi người trong nhà bạn không làm thế. Em thì vốn nóng tính, đôi khi đã niệm "bình tĩnh" trong đầu để không mắng bạn. Nhưng rồi bực lên thì lại mắng mấy câu, và sau đó lại rất hối hận. Em biết khi mắng nhiều quá sẽ khiến trẻ con khó chịu và càng hét to, đồng thời tạo ra tấm lý. Em cũng không biết phải làm sao nữa.

Cả nhà cho em xin góp ý, hoặc chỉ em 1 vài cách xử lý với ạ!

Em cám ơn!!!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
35
5
8

Các bé rất thích tò mò và khám phá, có thể bạn nhỏ thích gây sự chú ý để bố mẹ nói chuyện với bạn chẳng hạn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn, trước hết tất cả các thành viên trong gia đình phải có sự thống nhất về quan điểm giáo dục. Ngoài ra, cần chú ý một vài điểm sau:

  • Tạo cho trẻ cơ hội để trẻ chia sẻ, đưa ra ý kiến của mình và lắng nghe những ý kiến ngây ngô hay phi lý của trẻ. Cha mẹ không nên chế giễu, gạt bỏ và phủ định ngay lập tức sẽ dẫn đến việc con bị tổn thương và e ngại vì làm sai. Khi trẻ đưa ra ý kiến, đầu tiên hãy chấp nhận những ý kiến đó. Với giới hạn kiến thức hạn hẹp và nhận thức của tuổi lên ba thì mọi tiêu chuẩn của người lớn về sự hợp lý vẫn chưa có ý nghĩa. Do đó việc cha mẹ không chấp nhận có thể mang đến cảm giác tủi thân vì không ai hiểu mình, mình kém cỏi…Tiếp đến cha mẹ hãy giải thích cho con thế nào là đúng sai, từ đó giúp bé chủ động đưa ra những quyết định đúng đắn. Nhấn mạnh những việc nên làm và không nên làm, thay vì “cấm”.
  • Giúp trẻ gọi tên cảm xúc: Khi trẻ lên 3 sẽ bắt đầu có biểu hiện bướng bỉnh, ghen tức hoặc chống đối vì khả năng kiểm soát cảm xúc không cao. Kết hợp với mong muốn được độc lập, thể hiện mình, thoát khỏi vòng tay cha mẹ có thể khiến trẻ có những biểu hiện khủng hoảng. Lúc này cha mẹ cần lắng nghe con một cách bình tĩnh và hướng dẫn bé diễn đạt những mong muốn một cách rõ ràng hơn. Ví dụ: "Con giận khi bố không giữ lời hứa đúng không?"
  • Thiết lập các nguyên tắc kỷ luật và giới hạn cho các hành vi của trẻ, không dùng đòn roi, la mắng… Nếu trẻ có những đòi hỏi chưa đúng, người lớn cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng, đồng thời giải thích cho con hiểu lý do vì sao không chấp nhận ý muốn của trẻ. Ví dụ: Khi trời lạnh, con không muốn mặc áo khoác để ra ngoài trời, bạn nên tôn trọng cảm xúc của con và thể hiện sự thấu hiểu của bạn qua những câu hỏi nhẹ nhàng “Con cảm thấy khó chịu khi mặc áo khoác?”. Sau đó, hãy cùng con thống nhất nguyên tắc “Nếu con không mặc áo khoác thì mẹ không biết rằng con có đủ sức khỏe để ra ngoài chơi giữa trời lạnh hay không?”. Khi trẻ bắt đầu hiểu thông điệp của bạn, hãy đưa ra các sự lựa chọn và chỉ dẫn cho trẻ như “Con muốn tự mặc áo và đi ra ngoài cùng mẹ hay mình sẽ không mặc áo và ở trong nhà?”
  • Trẻ thường ăn vạ để thu hút sự chú ý của người lớn, đòi hỏi được đáp ứng yêu cầu hay muốn làm việc mình thích mà không được phép. Thay vì đánh lạc hướng sự chú ý hay dỗ dành trẻ, cha mẹ hãy “phớt lờ” tiếng khóc đó. Hãy để trẻ khóc, hạn chế động chạm vào người. Sau khi trẻ bình tĩnh, cha mẹ nói chuyện với trẻ để giải quyết vấn đề.


Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình thì thường nhờ cô giáo khuyên dạy bé ở trường để về bé ngoan hơn, trộm vía chịu nghe lời cô giáo lắm ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Khi bé tức giận mẹ hãy thử ôm bé vỗ về để làm dịu cảm xúc của bé. Còn nếu như bé hét lên làm càn quấy thì mẹ hãy lơ bé đi, không để ý đến, Thử cách này xem nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình mỗi lần không vừa ý bạn ấy là cũng hay giận, rồi lớn tiếng la hét vậy. Sau khi mình cho bé đi học, tự nhiên bé ngoan hơn hẳn, kiểu có cô giáo rèn với tiếp xúc với bạn bè, thấy bé hoạt bát hơn và biết kiềm chế cảm xúc hơn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,


Việc xử lý tình huống khi trẻ nhỏ tức giận và nói to có thể là một thách thức đối với bố mẹ. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn xử lý tình huống này một cách hiệu quả:

  1. Giữ bình tĩnh: Trước tiên, quan trọng nhất là bạn giữ bình tĩnh trong quá trình giao tiếp với con bạn. Khi bạn giữ bình tĩnh, con bạn cũng dễ dàng hơn để điều chỉnh cảm xúc của mình.
  2. Đặt lời giới hạn: Thiết lập rõ ràng những quy tắc và giới hạn rõ ràng cho con bạn. Giải thích cho con về những hành vi chấp nhận được và không chấp nhận được. Ví dụ, hãy nói rõ rằng nếu con tức giận, con nên thể hiện cảm xúc của mình bằng cách nói nhẹ nhàng thay vì nói to hoặc hét.
  3. Sử dụng kỹ thuật giảm căng thẳng: Hãy hướng dẫn con bạn về cách giảm căng thẳng và quản lý cảm xúc. Có thể dạy con bạn những kỹ thuật thở sâu, tập trung vào việc đếm từ 1 đến 10 hoặc cung cấp cho con một phương tiện để thể hiện cảm xúc như sổ tay vẽ.
  4. Tìm hiểu nguyên nhân: Cố gắng hiểu nguyên nhân mà con bạn tức giận. Có thể con bạn đang trải qua một cảm xúc mạnh mẽ hoặc không biết cách diễn đạt nó. Thông qua việc lắng nghe và hiểu, bạn có thể tìm cách giúp con bạn xử lý cảm xúc một cách tích cực.
  5. Mô hình hóa hành vi: Hãy là mô hình cho con bạn bằng cách thể hiện kiên nhẫn, sự kiểm soát và cách xử lý cảm xúc một cách lành mạnh. Con bạn thường học từ các hành vi và phản ứng của bạn, vì vậy hãy truyền tải một mô hình tích cực.
  6. Trao quyền cho con: Hãy cho con bạn cảm giác rằng anh/chị là một phần quan trọng trong quyết định và giúp con bạn tự tin hơn trong việc kiểm soát cảm xúc
  7. Sử dụng câu chuyện và hình ảnh: Trẻ nhỏ thường thích nghe câu chuyện và hình ảnh. Bạn có thể sử dụng câu chuyện, hình ảnh hoặc các tài liệu học để giúp con bạn hiểu về quá trình quản lý cảm xúc và cách thể hiện một cách tích cực.
  8. Tạo môi trường yên tĩnh: Khi con bạn tức giận, hãy tạo một môi trường yên tĩnh để giúp con bạn giảm căng thẳng. Bạn có thể dẫn con bạn ra khỏi tình huống xung đột hoặc tạo ra một góc riêng để con bạn có thể tập trung và xử lý cảm xúc.
  9. Tạo liên kết và thời gian chất lượng: Dành thời gian để tạo liên kết sâu hơn với con bạn. Thời gian chất lượng và sự quan tâm từ phía bạn có thể giúp con bạn cảm thấy an toàn và yêu thương, làm giảm tức giận và căng thẳng.
  10. Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xử lý tình huống này, đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia, như nhà tâm lý học, nhà giáo dục sớm, hoặc bác sĩ chuyên khoa trẻ em. Họ có thể cung cấp cho bạn những phương pháp và công cụ cụ thể để xử lý vấn đề này.

Nhớ rằng mỗi trẻ nhỏ là một cá nhân riêng biệt và có thể có những cách phản ứng khác nhau. Tự nhân thức và hiểu rõ con bạn, cùng với sự kiên nhẫn và tình yêu thương, sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp hiệu quả để giải quyết tình huống này.


*Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Câu hỏi của bạn đã được gửi đến bác sĩ. Bác sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn nhớ theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.


Trong thời gian chờ bác sĩ tư vấn, bạn cứ thoải mái trao đổi và tâm sự cùng mẹ bỉm khác nhé!


Chúc bạn nhiều sức khoẻ!

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình cũng đang như bạn, không biết cách xử lý như nào phù hợp với con. Con mình nay đúng 3 tuổi bé không thích ai hoặc không thích điều gì thì bộc lộ rất rõ cảm xúc, đôi khi khiến người khác bị "quê" khi nựng bé.

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!