Có mẹ nào con bị viêm tai giữa chữa trị bằng cách dân gian khỏi không ạ? Các mẹ chia sẻ e chút kinh nghiệm khi con bị viêm tai giữa với ạ?
Uống hạ sốt không hạ phải làm sao?
Sốt là triệu chứng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, khiến người bệnh rất khó chịu và có tâm lý sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp uống thuốc nhưng sốt vẫn không giảm. Vậy người bệnh uống hạ sốt không hạ phải làm sao?
Uống hạ sốt không hạ phải làm sao?
Trước khi tìm nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ uống thuốc hạ sốt mà không giảm, cha mẹ cần nhớ rằng sốt là cách cơ thể phản ứng chống lại sự nhiễm trùng. Do đó cha mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc nếu sốt thật sự khiến con khó chịu và thường là thân nhiệt phải trên 39 độ C.
Các loại thuốc hạ sốt thường bắt đầu có tác dụng sau 30 phút và tác dụng này sẽ kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Các thuốc hạ sốt hay được sử dụng bao gồm:
- Acetaminophen (hay Paracetamol): Hoạt chất này có thể sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Liều dùng của Acetaminophen cần tính theo cân nặng của bé, thường là 15-20 mg/kg cân nặng và lặp lại mỗi 4-6 giờ. Chú ý: Không cho trẻ uống Acetaminophen quá 5 lần/ngày;
- Ibuprofen: Được cho phép sử dụng ở trẻ trên 6 tháng tuổi. Ưu điểm của Ibuprofen là tác dụng kéo dài hơn Acetaminophen (khoảng 6-8 giờ). Do đó phụ huynh cần cho con uống đúng liều lượng khuyến cáo theo cân nặng, khoảng 5-10mg/kg và lặp lại sau mỗi 6-8 giờ;
- Hạn chế hạ sốt bằng Aspirin do có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye (gây phù não và suy gan).
Đa phần trường hợp trẻ sốt sẽ đáp ứng rất tốt với các thuốc kể trên, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp uống hạ sốt mà không hạ. Vậy lý do nào dẫn đến hiện tượng này? Theo các chuyên gia, trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt có thể do:
- Phụ huynh chăm sóc trẻ bị sốt chưa đúng cách, khiến bé uống thuốc hạ sốt mà không hạ hoặc có hạ nhưng không đáng kể và sau đó lại sốt cao hơn;
- Bé mắc phải một số loại bệnh lý nguy hiểm gây sốt cao khó hạ như nhiễm trùng nặng hay sốt xuất huyết Dengue... Khi đó cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến bệnh viện.
Vậy câu hỏi tiếp theo được cha mẹ đặt ra là trẻ uống hạ sốt mà không hạ phải làm sao? Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
- Tăng cường bổ sung nước: Nước trong cơ thể có thể mất đi do sốt cao thông qua đổ mồ hôi. Trẻ uống nhiều nước vừa đảm bảo không thiếu nước vừa giúp cơ thể làm mát khi thân nhiệt tăng cao;
- Bận quần áo thoáng mát để nhiệt độ được thoát dễ dàng qua da. Cha mẹ không nên trùm hay bận đồ quá dày cho trẻ để tránh sốt cao hơn. Nếu trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, cha mẹ chỉ nên đắp cho con một chiếc khăn mỏng;
- Lau mình: Lau mình đơn thuần là không phù hợp để hạ sốt và đòi hỏi phải kết hợp với thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Đặc biệt biện pháp lau mình sẽ hiệu quả khi trẻ đã uống thuốc hạ sốt mà không giảm hoặc khi sốt cao trên 40 độ C. Khi lau mình cho con, cha mẹ nên sử dụng nước âm ấm (khoảng 29-32 độ C). Nếu trẻ run rẩy thì nâng nhiệt độ nước lên hoặc ngừng lau mình cho đến khi Acetaminophen hay Ibuprofen phát huy hiệu quả tối đa. Chú ý: Cha mẹ không nên thêm rượu vào nước lau mình vì có thể khiến trẻ nhỏ hít phải hơi rượu và dẫn đến hôn mê.
Trên đây là những chia sẻ "Uống hạ sốt không hạ phải làm sao?" mong rằng với những chia sẻ ở trên các bậc cha mẹ sẽ có phương pháp hạ sốt cho bé phù hợp.
?Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-phu-nu/so-suc-khoe-dien-tu-tren-ung-dung-vneid-ban-da-biet-chua/
sốt cao k hạ thì nên hạ sôts cho con trước rồi mới đưa đi viện các mẹ ạ
như bé nhà mình k hạ là lau người nước ấm, cho con mặc áo thoáng mát, khi nào ocn ra mồ hôi là sẽ hạ sốt
mỗi lần thấy con uống hạ sốt k hạ là cả đêm mẹ thức trắng luôn
nên cho bé nhập viện chứ để co giật nguy hiểm lắm
đưa đi bệnh liền để tránh co giật
nếu sốt cao mà kh hạ thì bạn nên đưa bé đi bệnh viện liền nha
Làm mọi cách mà ko hạ, sốt 39 độ mình ôm bé đi bác sĩ luôn để ở nhà lo lắm
Mình chăm bé mỗi lần sốt là thấy lo lắm, mình thức suốt để canh lau người cho con
bé uống hạ sốt 2 ngày mà ko hạ là phải đi khám
vừa uống thuốc vừa lau người cho nhanh hạ