🔥 Bài đăng hot nhất

Cách chữa móng tay bị thâm đen

Một số người có vấn đề về sức khỏe thì làn da dưới móng của họ chuyển sang màu tím và đen. Vậy móng tay đen là biểu hiện của loại bệnh gì? cách chữa móng tay bị thâm đen như thế nào?

1. Móng tay thâm đen cảnh báo bệnh gì?

Ở một người khỏe mạnh, móng tay thường có màu hồng nhạt, dưới gốc móng tay có phần bán nguyệt màu trắng. Khi sờ vào bề mặt móng tay, bạn sẽ cảm nhận được độ ấm, trơn và không có gờ rãnh bất thường.

Móng tay thâm đen hay tình trạng nổi các vạch có màu đen, nâu trên da chính là một biểu hiện bất thường. Nếu kèm theo đó là một số triệu chứng khác như:

- Thay đổi hình dạng móng tay, ngứa ngáy hoặc chảy máu.

- Màu sắc của những tổn thương có sự thay đổi rõ ràng, kèm theo đó là những vết loét hoặc sùi với đường viền không đều, không đối xứng và kích thước có thể đạt trên 6mm,....

Những dấu hiệu trên có thể là do bệnh ung thư hắc tố gây ra. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như sinh thiết,…

Ngoài những triệu chứng kể trên, ung thư hắc tố còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như:

- Nốt ruồi cũ có sự thay đổi rõ ràng: Chẳng hạn như thay đổi về kích thước, hình dáng, nốt ruồi bị ngứa hoặc chảy máu. Màu của nốt ruồi ngày càng đậm và có xuất hiện vết sùi loét, đường viền của nốt ruồi nham nhở, không đều, không đối xứng.

- Trên da của người bệnh xuất hiện những nốt tăng sắc tố hoặc những nốt khác thường.

Ung thư hắc tố là một bệnh nguy hiểm. Đáng lo ngại hơn khi căn bệnh này tiến triển rất nhanh và có thể gây di căn sớm. Nếu điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng thì sẽ rất khó khăn, phức tạp và tốn kém nhiều chi phí, đồng thời hiệu quả điều trị không cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ung thư hắc tố sớm và điều trị bằng những phương pháp phù hợp, có thể tăng hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

2. Một số biểu hiện bất thường của móng tay

Ngoài móng tay, bạn cũng cần quan tâm đến một số thay đổi bất thường khác trên móng tay như:

- Móng tay có nhiều sọc trắng nhạt: Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như bệnh suy tim, tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, một số bệnh lý về gan,…

- Móng tay trắng: Màu sắc chủ yếu của móng tay là trắng dã, những vành xung quanh móng có màu tối đồng thời trên các ngón tay có biểu hiện vàng da. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan.

- Móng tay có màu vàng: Nguyên nhân chủ yếu khiến móng tay có màu vàng là do nhiễm nấm. Nếu nhiễm trùng nặng, móng tay của người bệnh có thể bị co lại và dày lên rất rõ ràng. Bên cạnh đó, một số trường hợp móng tay màu vàng là do bệnh về tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh phổi hoặc bệnh vảy nến,…

- Móng tay có màu xanh nhạt: Hiện tượng móng tay có màu xanh bất thường rất có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang không được nhận đủ oxy. Nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do tình trạng nhiễm trùng phổi hoặc cũng có thể là một số vấn đề bất thường ở tim.

- Móng tay có bề mặt gợn sóng: Những thay đổi bất thường này có thể do bệnh viêm khớp hay bệnh vảy nến gây ra.

- Móng tay bị nứt nẻ kèm theo một số biểu hiện khác như khô và giòn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tuyến giáp. Trong trường hợp, móng tay nứt nẻ và có màu vàng thì nguyên nhân có thể là do nhiễm nấm.

- Móng tay bị phồng húp: Nếu vùng da quanh móng bị sưng phồng hay có màu đỏ thì nguyên nhân có thể là do bệnh lupus hay tình trạng rối loạn mô liên kết gây ra. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng móng tay bị phồng húp.

- Móng tay bị mòn có thể do thói quen cắn móng tay vì quá căng thẳng. Nếu bạn không thể từ bỏ thói quen này, hãy đến thăm khám tại các Chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.

- Trong một vài trường hợp, sự thay đổi trên móng tay lại gần như vô hại và không phải là dấu hiệu của bất cứ một loại bệnh lý nào.

3. Một số gợi ý về cách chăm sóc móng tay

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về cách chăm sóc móng tay để đảm bảo bộ móng tay luôn khỏe đẹp. Cụ thể là:

- Duy trì một chế độ ăn khoa học, cân bằng dưỡng chất, ưu tiên các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh và móng tay luôn chắc khỏe.

- Bổ sung biotin: Đây là loại vitamin quan trọng đối với hệ thần kinh, sức khỏe tóc và móng tay. Biotin thường có nhiều trong cá hồi, các loại đậu và trứng.

- Uống nhiều nước để tránh tình trạng móng tay bị giòn và dễ gãy.

- Tránh làm móng gel: Trong quá trình làm móng, tia UV dùng để làm khô sơn móng tay cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dùng tẩy sơn móng tay cũng sẽ giúp cho móng tay mỏng và yếu hơn. Do đó nên tránh hoặc hạn chế sử dụng sơn móng tay.

- Tránh các sản phẩm làm móng: Những sản phẩm này thường có chứa hóa chất và khiến cho móng tay của bạn rất dễ bị gãy.

- Giữ móng tay ngắn để tránh bị tổn thương. Ngược lại, nếu để móng tay dài, bạn sẽ dễ bị gãy, nứt móng, tách móng khi va chạm vào một số vật nào đó.

- Dùng kem dưỡng da tay thường xuyên.

- Không dùng quá nhiều nước rửa tay.

- Mang găng tay khi phải sử dụng các sản phẩm tẩy rửa để dọn dẹp nhà cửa, làm sạch đồ vật hoặc trong quá trình lao động sản xuất.

- Tránh tiếp xúc quá nhiều với nước để móng tay không bị mềm và dễ gãy, chẳng hạn đeo găng tay khi rửa bát,…

- Khi dùng thuốc điều trị, nếu thấy móng tay bị yếu thì nên trao đổi với bác sĩ để nhận được những lời khuyên phù hợp.

Cách chữa móng tay bị thâm đen
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
3
3

Nghe nói là do bị tim

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Móng tay bị thâm đen cũng do nhiều nguyên nhân

3 tháng trước
Thích
Trả lời

Hổm bị dập tay, móng tay cũng thâm đen y xì dị nè 😆 của mình không phải bệnh lí mà là do hậu đậu nên bị 😆

3 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!