1 ngày ăn 1000 calo có giảm cân không? Nếu bạn đang thừa cân và muốn áp dụng những chế độ ăn uống
... Xem thêm10 Món ăn đặc sản ngày Tết
Mâm cỗ cổ truyền ngày Tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày và màu sắc của món ăn. Hãy cùng tìm hiểu về món ăn đặc sản ngày Tết thông qua bài viết dưới đây.
1. Bánh chưng
Dân gian xưa có câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết và là một loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và được gói vuông bằng lá dong sau đó được đem luộc trong khảng 8 – 10 giờ cho đến khi chín. Bánh dẻo, rất thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá dong.
2. Gà luộc
Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Từ trước đến nay thì mọi người luôn tin tưởng rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho một năm mới. Người ta lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi sau đó cho vào nồi luộc cùng với một số gia vị như hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Gà luộc chín tới sẽ có màu vàng, không bị rách da và được dùng chấm kèm với muối chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
3. Bánh tét
Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và miền Nam gói bằng lá chuối. Mặc dù giống nhau về nguyên liệu nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Bánh tét thường chặt bánh và ăn ngon hơn bánh chưng vì được lăn, ép sau khi luộc dễ hơn bánh chưng.
4. Thịt ngâm mắm
Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là cách muối thịt phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm.
5. Thịt kho nước dừa
Trong vô số các món ăn ngon tại Sài Gòn thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất có lẽ là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét thì mọi người hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này thường ăn kèm dưa giá.
6.Dưa Hành, Củ Kiệu - Món Ăn Kèm Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết
Thơ ca dân gian Việt Nam có câu đối ngày Tết: “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Mâm cỗ Tết truyền thống, ngoài những món ăn chính, không thể thiếu đĩa dưa hành muối, hay củ kiệu ngâm.
Hình ảnh các bà, các mẹ lột từng bó củ hành, củ kiệu để đem ngâm mắm, muối dưa chính là dấu hiệu báo Tết đã cận kề. Những miếng dưa hành muối chín vừa sẽ có màu trắng nuột, mang vị chua nhẹ, kết cấu giòn và không hề hăng. Đây là món ăn dân dã đặc biệt thích hợp để giải ngấy sau khi thưởng thức mâm cỗ đầy đặn ngày Tết. Ngoài ra, bộ đôi này cũng có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng rất tốt, bạn có thể ăn kèm với các món ăn nhiều dầu mỡ hàng ngày.
7.Canh khổ qua nhồi thịt
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
8.Thịt đông: Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp
Thịt đông là một trong các món ăn ngày tết không thể thiếu của nhiều gia đình Việt Nam vào dịp Tết, đặc biệt là người dân vùng Bắc Bộ. Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻ cả một năm. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn như một lời chúc may mắn dành cho những ai đang và sẽ yêu.
9.Miến măng gà
Bên cạnh những món ăn truyền thống quen thuộc trong mâm cơm Tết, một số gia đình ở miền Bắc còn có thêm một món ăn vô cùng đặc sắc khác đó chính là món miến măng gà. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị dai dai của miến, vị ngọt của thịt gà cùng vị nhẫn nhẫn của măng khô. Đây là một món ăn tuyệt vời để dâng lên ông bà tổ tiên đấy.
10.Các món nộm miền Bắc
Bên cạnh các món ăn nhiều thịt mỡ, các món nộm chua ngọt đậm vị cũng rất được mọi người yêu thích ở ngày Tết miền Bắc. Các món này vừa giúp giải ngấy, vừa giúp cân bằng dinh dưỡng cho bạn vào ngày Tết. Món nộm của người miền Bắc có thể là nộm khô bò, nộm sứa, nộm chân gà hay nộm hoa chuối t ùy theo sở thích mỗi gia đình.
Trên đây bài viết đã liệt kê ra danh sách những món ăn đặc sản ngày Tết tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, mỗi món ăn đều mang một màu sắc, hương vị và ý nghĩa riêng. Nếu bạn có cơ hội trải nghiệm thì hãy đến các miền kể trên để khám phá trực tiếp món ngon ngày Tết ở khắp nơi nhé.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
nhiều món ngon hấp dẫn ha
Cảm ơn bạn chia sẻ nha
Học nấu ăn để chuẩn bị tết nè
Nhà mình hay chuẩn bị bánh tét
Mình ở miền Trung nên ko có thịt đông
Món nào cũng có
Mấy món này đi đâu cũng gặp trong ngày tết luôn