🔥 Bài đăng hot nhất

Phong tục cúng giao thừa truyền thống của người Việt

Giao thừa là khoảnh khắc được chờ đón nhiều nhất vào mỗi dịp tết cuối năm. Khi giao thừa qua tức là dã bước sang một năm mới với nhiều hi vọng và mong muốn khởi đầu tốt đẹp hơn. Cùng tìm hiểu về phong tục cúng giao thừa truyền thống này nhé!

Lễ Giao thừa là gì?

Giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch là một lễ cực kỳ quan trọng để con cháu thể hiện lòng thành kính hướng tới tổ tiên cũng như là một nghi thức để tiễn đưa năm cũ chào đón năm mới. Lễ cúng Giao thừa được chuẩn bị vào ngày 30 tết và thực hiện từ khoảng 23 giờ của năm cũ cho đến một giờ sáng của năm mới.

Nguồn gốc của phong tục cúng Giao thừa (lễ Trừ tịch)

Theo quan niệm ngày xưa thì có đến 12 vị Hành khiển, Phán quan, mỗi vị tượng trưng cho một con giáp cai quản hạ giới vào mỗi năm. Quan nhà trời cũng có ông Thiện, ông Ác. Ông Thiện thì mang đến những điều tốt đẹp, phù hộ con người còn ông Ác có thể gây ra mất mùa, đói kém,… Và con người thực hiện việc lành hay dữ sẽ đều được quan Hành khiển bẩm bảo lên Ngọc hoàng. Từ đó, Ngọc hoàng sẽ quyết định trừng phạt hay ban phúc cho con người.

Cũng vì lẽ đó mà khi làm lễ cúng Giao thừa, người ta thường rất cẩn thận. Trong khoảnh khắc năm cũ và năm mới giao nhau, quan Hành khiển của năm cũ sẽ giao lại trọng trách và công việc để quan Hành khiển mới tiếp nhận. Các gia đình thường sẽ bày lễ cúng ở ngoài trời để cúng các quan.

Ngày nay, lễ cúng đêm Giao thừa có thể để ở trong nhà hoặc ngoài trời và đều mang ý nghĩa hết sức cao đẹp. Không chỉ cúng các vị thần linh mà lễ cúng còn thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, rước tổ tiên về chơi lễ Tết với gia đình.

Cách chuẩn bị mâm cúng Giao thừa

Mâm cúng trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.

Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:

  • Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
  • Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Mâm cúng ngoài trời

Một mâm cúng đầy đủ ngoài trời đêm giao thừa cần phải có bát hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu để ở hai bên. Vàng mã và trầu cau, mũ của quan Hành khiển, mâm ngũ quả, rượu hoặc nước, bánh chưng, kẹo mứt,… Bên cạnh đó, một mâm cỗ chay hoặc mặn cũng cần được chuẩn bị thật thịnh soạn. Cỗ mặn sẽ có một con gà luộc, xôi, bánh chưng, giò chả, canh,… và phải kèm thêm bát đũa trên mâm. Cỗ chay thì chỉ có cầm canh chay, trà nước và bánh kẹo.

Cách cúng Giao thừa chính xác nhất

Lễ cúng Giao thừa thường được chuẩn bị cả trong nhà lẫn ngoài trời. Vì theo tục lệ thì các vị Hành khiển rất bận rộn nên sẽ không kịp vào nhà để dự lễ cúng. Do đó, việc để mâm cúng ở cửa chính sẽ tạ lễ với thần linh được nhanh chóng và thành tâm hơn.

Sau khi cúng các vị hành khiển thì gia chủ sẽ khấn Thổ công và thỉnh tổ tiên về ăn Tết. Lúc này, trong nhà đã có những đồ cúng trên bàn thờ để cúng trong nhà.

Một vài lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Giao thừa

  • Hoa: Hoa sử dụng trong mâm cúng Giao thừa phải là hoa tươi, không được sử dụng hoa giả hay bị giập nát. Theo quan niệm phong thủy sử dụng hoa giả là thể hiện sự giả dối.
  • Thứ tự cúng: Cúng đất đai ngoài trời trước sau đó mới đến cúng trong nhà
  • Nên đặt một chiếc bàn cúng nhỏ riêng để cúng giao thừa ở phía dưới bàn thờ chính. Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở chiếc bàn con bên dưới bàn thờ. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã, trà, nước mang tính tượng trưng.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về phong tục cúng giao thừa truyền thống của người Việt Nam, hy vọng bài viết đã cung cấp tới quý bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất để có sự chuẩn bị chu đáo cho mâm cúng để chào đón một năm mới may mắn, hạnh phúc, bình an và thịnh vượng.

Phong tục cúng giao thừa truyền thống của người Việt
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!