🔥 Bài đăng hot nhất

Sách hay cho bố mẹ

Bài review "cực có tâm' về cuốn sách hot hit đang được các bố mẹ truyền tay nhau. Cảm ơn tác giả Nam LB ❤️


NUÔI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ THÍCH ĐỌC SÁCH - CẨM NANG CHO BẬC LÀM CHA MẸ


Đây là một cuốn sách có nhiều điều thú vị để bàn luận. Bởi nó đề cập đến 3 vấn đề cấp thiết trong việc nuôi dạy một đứa trẻ, đó là: Đọc sách - Viết văn - Giáo dục. Trong đó, nuôi dạy trẻ với những phương pháp để chúng thích đọc sách là chủ đề xuyên suốt trong phần nội dung mà tác giả Doãn Kiến Lợi muốn đề cập. Vậy tại sao cuốn sách này lại được gọi là cẩm nang cho các bậc phụ huynh? Liệu đây có phải “bảo bối thần kỳ” giúp một đứa trẻ trở nên có ham muốn với sách?


Ấn đọc tiếp đi thôi chứ còn chần chờ gì nữa!


Vì lượng kiến thức tác giả đề cập khá rộng nên bài review này sẽ tập trung vào 2 phần chính. Phần (1) về Đọc sách và Viết văn, phần (2) về Giáo dục.


Về cấu trúc

Đầu tiên, phải nói đây là một cuốn sách cực kỳ dễ đọc. Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức được tác giả đề cập tới. Tuy nhiên, vì đây là cuốn sách mang hơi hướng giáo dục con trẻ nên phụ huynh sẽ là đối tượng thích hợp nhất để đọc nó.


Tác phẩm được chia làm 3 phần: Đọc sách - Viết văn - Giáo dục. Về tổng quan, những phần này được chia khá rõ ràng và rành mạch. Ở điểm giao của mỗi phần đều được tác giả chuyển nhịp rất tốt khiến người đọc không cảm thấy bị “sốc nội dung”. Tuy nhiên, việc một tác phẩm ôm đồm nhiều chủ đề lớn như vậy theo tôi đánh giá là hơi tham. Bởi 2 lý do: (1) Nên chú trọng tối đa vào một chủ đề chính và đào sâu chúng để giúp người đọc hiểu được cốt lõi vấn đề. (2) Tên tiêu đề đóng góp phần lớn vào nhận thức của độc giả khi lựa chọn và đọc hiểu cuốn sách.


Về văn phong

Có thể nói, Doãn Kiến Lợi là tác giả có giọng văn cá tính được thể hiện rõ nét trong “Nuôi dạy 1 đứa trẻ thích đọc sách”. Nếu nhìn nhận “Nuôi dạy 1 đứa trẻ thích đọc sách” dưới góc độ của phụ huynh và người mới học cách đọc sách thì đây chắc chắn là “bí kíp”, “bảo bối” mà họ sẽ giữ gìn nó như một kho báu thần thánh. Bởi đơn giản, đó là những sự thật hiển nhiên được tô vẽ màu mè để nội dung trở nên phong phú và dễ áp dụng hơn.


Về nội dung

Một trong những quan điểm được tác giả đưa ra khiến tôi phải gật gù tán thành, đó là: “Đọc sách là mua hạnh phúc cho con”. Câu nói này là tiền đề cho mọi quan điểm về sau được tác giả đề cập tới trong sách.


Trong những chương đầu, tác phẩm chủ yếu xoay quanh về cách đọc sách thế nào để mang lại hiệu quả. Sau đó dần dần hướng sang chủ đề kết nối việc đọc sách từ cha mẹ đến con cái. Một trong những quan điểm tôi tán thành ở giai đoạn này, đó là: “Chính cha mẹ cũng cần làm gương đọc sách để con cái học tập và noi theo. Không nên tạo áp lực bằng việc rao giảng đạo lý, lợi ích của việc đọc sách lên con trẻ và để chúng tự tìm hiểu, coi việc đọc như một thú vui cần có”.


Đến phần 2, khi Doãn Kiến Lợi đề cập tới việc giáo dục trên trường lớp, cụ thể ở đây là môn ngữ văn, có 4 luận điểm tôi cho rằng cực kỳ chuẩn xác. Đó là:

Sự sâu sắc trong các bài tập làm văn được đánh giá bởi trình độ và nhận thức.

Nỗi sợ hãi đối với tập làm văn vì “dập khuôn”.

Nguyên nhân khiến trẻ không thích làm văn do chúng bị “chuẩn hoá quy trình” làm bài.

Trong một bài viết, sự bịa đặt và tưởng tượng là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.


Đây là 4 luận điểm được đúc kết xuất phát từ thực tế, khi ngành giáo dục còn tồn tại quá nhiều bất cập. Điểm chung của những luận điểm này đó là chúng hạn chế sự tư duy và sáng tạo, đi ngược lại với quy luật tự nhiên, bản năng vốn có của con người. Theo tôi, đây là vấn đề không chỉ bó buộc trong phạm vi cuốn sách mà nó còn được bàn luận như một trong những yếu tố sống còn của con người. “Sự dập khuôn”, “chuẩn hoá quy trình”, những từ này khơi gợi cho bạn điều gì? Viễn cảnh nào trong tương lai bạn đang tưởng tượng ra khi con người dần trở nên máy móc hơn?


Cuối cùng, có lẽ Doãn Kiến Lợi là người chuyên nghiên cứu về giáo dục nên bà đã “tham lam” đưa thêm phần này vào trong tác phẩm đáng lẽ ra chỉ nên bàn luận về sách. Về tổng thể, những gì được tác giả viết ở phần cuối rất đáng để suy ngẫm và học hỏi. Đặc biệt, có một câu tôi vô cùng tâm đắc khi đọc đến gần cuối, đó là: “Kẻ yếu tin vào vận mệnh, kẻ mạnh sáng tạo vận mệnh”. Đây đích thị là kim chỉ nam cho những bậc phụ huynh khi giáo dục con trẻ. Không chỉ trẻ nhỏ, tôi nghĩ với bất kỳ ai đây cũng là câu nói nên được họ nghiền ngẫm mỗi ngày. Bởi nó chính là chân lý tối cao góp phần khẳng định giá trị bản thân của mỗi cá nhân trong xã hội.


Một trong những điểm nhấn của tác phẩm nằm ở mục Q&A. Đây là một phần thú vị và bổ ích bởi nó giúp người đọc hiểu rõ, rút kinh nghiệm về vấn đề để có cách thực hành tốt hơn.


Phụ lục sách nên đọc cũng là điểm sáng của tác phẩm. Phần mở rộng này khá thực tế đối với nội dung cuốn sách.


Kết

Đây thực sự là một tác phẩm đáng đọc đối với các bậc phụ huynh và những ai muốn trau dồi thói quen đọc sách mỗi ngày. Những kiến thức và luận điểm được tác giả đưa ra trong bài mang lại động lực rất lớn cho các đối tượng độc giả này. Nếu bạn đang định hướng con nhỏ tập làm quen với sách hay theo cách giáo dục lành mạnh hoặc thì “Nuôi dạy 1 đứa trẻ thích đọc sách” chắc chắn là sự lựa chọn không tồi.


nguồn: Nhã Nam

Sách hay cho bố mẹ
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
2
2

mình rất muốn đọc sách cho con mỗi tối, nhưng ngại mua quá ^^ đang tìm chỗ cũ thâu mua lại hihi

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cuốn sách này rất hay luôn đó ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!