Tết kiêng gội đầu không? Có nên gội đầu vào mùng 1,2 Tết?

Một năm mới tràn đầy niềm vui, may mắn là mong ước của tất cả mọi người trong những ngày đầu xuân năm mới. Tết kiêng gội đầu là tập tục từ xa xưa, quan niệm lưu giữ thần khí, tài lộc. Quan điểm này có đúng không? Dưới đây là phân tích chi tiết để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo.

Quan điểm Tết kiêng gội đầu

Ngày Tết ngày nhất, mọi việc làm đều có thể làm ảnh hưởng đến thần khí của bản thân và các thành viên trong gia đình - đó là quan điểm đã được lưu giữ từ thời xa xưa.


Tuy nhiên, ở xã hội đã phát triển không ngừng, tục lệ Tết kiêng gội đầu mang ý nghĩa gì? Còn được ứng dụng phổ biến không?

Mùng 1 Tết có kiêng gội đầu không?

Mùng 1 Tết gội đầu sẽ gột rửa đi vận may, vượng khí của bản thân, khiến cho năm mới nhiều chuyện trắc trở, kém may mắn. Tục lệ thời xưa kiêng tránh mùng 1 gội đầu và chỉ có thể vệ sinh đầu tóc từ sau ngày mùng 2 hoặc mùng 3 trở đi.

Ngoài ra, việc xả nước lên da đầu hay tắm gội còn được xem là hành động rửa trôi phúc lộc của năm mới. Tắm gội sẽ làm “tốn nước”, đi ngược lại với câu “tiền vào như nước”.


Vì vậy, Tết kiêng gội đầu, đặc biệt là vào ngày mùng 1 với mong muốn tài lộc, may mắn của năm mới sẽ ở lại với gia chủ.


Mùng 2 Tết có kiêng gội đầu không?

Tùy theo quan niệm, phong tục của từng địa phương, từ mùng 2 trở đi bạn có thể gội đầu tắm rửa mà không làm ảnh hưởng đến tài khí của gia đình.


Có những vùng miền, họ sẽ kiêng tắm gội cho đến hết mùng 3 hoặc kéo dài hơn tùy theo quan niệm.

Tuy nhiên, Tết kiêng gội đầu được xem là quan điểm khá xưa cũ, mang tính mê tín tâm linh nhiều. Xã hội hiện nay đã phát triển, việc không gội đầu hoặc tắm rửa có thể ảnh hưởng đến mức độ tự tin của cá nhân hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe do vệ sinh không được chú trọng.


Vì vậy đã có nhiều người lựa chọn gội đầu tắm rửa từ mùng 1 Tết và họ không cho rằng điều đó sẽ khiến sự may mắn trong năm mới bị thuyên giảm.


Hiện nay tục lệ Tết kiêng gội đầu cũng gần bị mai một và không còn được áp dụng nhiều. Một số vùng miền có áp dụng tục lệ này chủ yếu ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, khi các phong tục tập quán cổ xưa còn được gìn giữ và có ý nghĩa tâm linh cao cả đối với người dân ở đây.

Gìn giữ tục lệ Tết kiêng gội đầu hay kiêng tránh các hoạt động khác để gìn giữ thần khí may mắn cho bản thân và gia đình sẽ tùy thuộc vào quan niệm của từng người. Bài viết trên đây đã giới thiệu thông tin chi tiết về tục lệ Tết kiêng tắm rửa gội đầu, nguyên nhân và ý nghĩa của phong tục này để bạn đọc có thông tin chi tiết.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
54
2
4

y có kiêng có lành, tuỳ quan điểm mỗi người

2 năm trước
Thích
Trả lời
@PhuongNghi97

Chuẩn luôn bạn nè

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình cũng tranh thủ gội trước 12h đêm mùng 1 =)) rồi mùng 3 mới gội tiếp

2 năm trước
Thích
Trả lời
@minh tuyen

Gội trước 9h thôi. Trễ quá cũng không tốt nè

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!