🔥 Bài đăng hot nhất

Tết ông táo cúng gì?

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời để bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình của một năm vừa qua.

Mâm cúng Táo quân của miền Bắc


Mâm cúng ông táo 3 miền gồm những gì?


Mâm cúng Táo quân của miền Bắc


Ở miền Bắc người ta thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi họ quan niệm rằng sau sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.

Lễ vật cúng ông Táo ở miền Bắc thông thường gồm có: vàng mã, cá chép, bộ mũ, áo của các Táo, … ở một số nơi còn cúng xôi, chè, hay làm cả mâm cơm cúng có đủ món: gà luộc, canh măng, thịt đông, hành muối….

Sự khác biệt trong đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại đó là ở miền Bắc lúc nào cũng cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Nếu là cá chép sống sau khi cúng xong sẽ mang ra sông, suối phóng sinh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.

Vào ngày cúng ông Táo nhiều gia đình cũng đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, bàn thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới.

Mâm cúng ông Táo miền Nam


Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm đã xong việc bếp núc không còn nấu nướng để tránh làm phiền các táo.

Mâm cúng ông Táo của miền Nam gồm có các món chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... kèm thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Sự khác biệt so với mâm cúng ông Táo của miền Bắc đó là không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ.


Mâm cúng ông Táo ở miền Trung


Người miền Trung cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, nhưng người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã ngoài ra còn dâng cúng nhiều lễ vật khác.

Sau khi cúng xong ông Táo thì gia chủ sẽ đưa tượng 3 Táo quân cũ tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Sau đó lại rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu một năm mới.

Ở Huế nhiều gia đình còn dựng cây nêu trước sân nhà trong sáng 23. Lễ cúng ông Táo vào chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng ngày mùng 1 Tết an vị ông Táo mới.


So sánh mâm cúng ông Táo 3 miền

Mâm cúng ông Táo 3 miền có sự khác biệt nhau, cụ thể:

  • Mâm cúng ông Táo miền Bắc có các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, canh măng, nem, chả,...một số nơi còn có xôi chè như chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, gừng và đường nâu.
  • Mâm cúng ông Táo miền Trung: Một số nơi như Hội An, Huế có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu. Theo đó, bộ tượng đất Táo quân sẽ có đồ cúng, hoa, trái cây tươi, tượng mới và cả tượng cũ ở cạnh nhau. Trong mâm cơm cũng phải có cá ngừ hay là cá thu.
  • Mâm cúng ông Táo miền Nam: Ngoài những món mặn như gà luộc, hành muối, nem, giò,...thì còn có thêm dĩa đậu phộng, kẹo mè đen,...



Vậy tết ông táo cúng gì thì mâm cúng cũng điểm chung là mọi người đều hy vọng rằng mọi điều không may của năm cũ sẽ qua đi, cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.


(st)

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
4
4

Vậy là sắp đưa ông Táo về trời rùi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình miền Tây cúng đơn giản lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ đầy đủ cho cả ba miền luôn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn mom chia sẻ ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!