1 ngày ăn 1000 calo có giảm cân không? Nếu bạn đang thừa cân và muốn áp dụng những chế độ ăn uống
... Xem thêmUống trà giảm cân có tốt không?
Giảm cân là việc mà phái đẹp đã làm suốt đời, đặc biệt là phụ nữ sau 30 tuổi, chức năng trao đổi chất trong cơ thể giảm dần, lúc này nếu không chú ý giảm cân thì chị em sẽ càng béo hơn. Vậy uống trà giảm cân có tốt không? Hãy theo dõi bài viết sau.
Uống trà giảm cân có tốt không?
Có một số vấn đề về sức khỏe mà mọi người nên cân nhắc khi dùng các sản phẩm trà giảm cân. Mặc dù có chứa các thành phần lành tính, một số trong đó có thể gây ra tác dụng phụ nặng nề lên một số người.
Một số nguyên liệu tiềm ẩn có thể gây hại hoặc gây ra tác dụng phụ cho cơ thể:
Thuốc nhuận tràng (Laxatives)
Trà giảm cân có thể chứa thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu, chúng gây ra nhiều biến chứng sức khỏe.
Một số loại sản phẩm chứa thành phần senna, một loại chất nhuận tràng tự nhiên. FDA công bố rằng đã có các báo cáo về những vấn đề sức khỏe liên quan đến việc sử dụng trà để giảm cân có chứa senna.
FDA cũng chỉ ra rằng người sử dụng thuốc giảm cân đã gặp phải các triệu chứng tương tự với những người bị rối loạn lạm dụng thuốc nhuận tràng, trong đó bao gồm:
♦ Chuột rút
♦ Buồn nôn
♦ Tiêu chảy
♦ Làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón
♦ Bị phụ thuộc vào thuốc
♦ Hoạt động của ruột bị suy yếu
♦ Giảm nồng độ kali trong cơ thể, điều này khá nguy hiểm cho những người có vấn đề tim mạch.
Thuốc lợi tiểu (Diuretics)
FDA cũng đã cảnh báo về tác hại của thuốc lợi tiểu có trong trà giảm cân, cũng như các sản phẩm giảm cân có chứa loại thuốc này. Thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến:
♦ Mất nước
♦ Làm giảm hoặc rối loạn chất điện giải, gây loạn nhịp tim và tử vong
♦ Chuột rút
♦ Tiêu chảy
Những tác dụng phụ khó lường của trà giảm cân
1. Giảm cân không tự nhiên
Bạn có biết tại sao một số loại trà giúp giảm cân siêu nhanh không? Kiểu như uống mới có một thời gian ngắn mà giảm ngay vài kg một cách ‘thần kỳ’.
Lý do rất đơn giản. Các loại trà này có chứa thành phần giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Nhuận tràng là quá trình hút nước ở đường ruột. Qua đó giúp đường ruột ẩm ướt để tống ‘chất thải’ ra ngoài dễ dàng hơn. Những người bị táo bón (khó đi ngoài) thường được bác sĩ cho uống thuốc nhuận tràng để đi ngoài dễ dàng và thường xuyên hơn.
Nhiều loại trà giảm cân được thêm chất giúp nhuận tràng, nhất là thành phần Phenolphthalein. Thành phần này vốn được sử dụng làm thuốc nhuận tràng. Nhưng sau đó Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm của Mỹ (FDA) xếp hạng ‘không an toàn và hiệu quả’ vào năm 1997.
Lý do là thành phần này có nguy cơ cao gây ung thư, rối loạn chức năng sinh sản và nhiều tác hại cho sức khoẻ khác.
Các sản phẩm trà thường quảng cáo là 100% thảo mộc. Nhưng nếu tìm kiếm từ khoá “chất cấm trà giảm cân”. Thì bạn sẽ thấy một số thương hiệu đang bán tràn lan ở Việt Nam đều có chứa Phenolphthalein.
2. Tổn thương tim mạch
Bên cạnh Phenolphthalein, thì một số loại trà giảm cân còn bị cấm là do có chứa Sibutramine.
Sibutramine là một loại thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn. Trong một thời gian dài thì loại thuốc này được bác sĩ kê đơn để chữa trị cho những người bị béo phì. Đến năm 2010 thì loại thuốc này bị cấm ở nhiều nước.
Lý do là thành phần này làm tăng nguy cơ đột quỵ và các loại bệnh tim mạch khác.
3. Bị tiêu chảy và đi ngoài
Có một số loại trà giảm cân thực sự là thảo mộc 100% thật. Không hề có chứa chất cấm. Thế nhưng khi uống vào thì vẫn bị phản ứng phụ. Điển hình nhất là đau bụng, tiêu chảy và đi ngoài.
Lý do là trong những loại trà này vẫn xài chiêu giảm cân nhanh bằng cách kích thích nhuận tràng. Thay vì dùng chất hoá học thì họ dùng một loại thảo mộc, đó là lá Phan Tả Diệp.
Lá Phan Tả Diệp là một loại thảo mộc được dùng để giúp trị táo bón. Và được FDA cho phép sử dụng như một loại thuốc không cần kê đơn. Tuy nhiên, lá Phan Tả Diệp cũng được khuyến cáo là chỉ nên dùng ngắn hạn. Và không được sử dụng cho mục đích giảm cân.
Tác dụng phụ mà lá Phan Tả Diệp có thể mang lại là đau bụng, tiêu chảy nặng nếu dùng lâu dài, thậm chí là ngất xỉu do mất quá nhiều nước vì tiêu chảy. Nếu bạn uống trà giảm cân mà bị các triệu chứng này. Chỉ cần xem bảng thành phần có Phan Tả Diệp hay không là hiểu.
4. Mệt mỏi và chóng mặt
Có rất nhiều người uống thuốc hay trà giảm cân thì bỗng nhiên thấy mệt mỏi và chóng mặt vô cùng. Đó là triệu chứng của việc quá liều caffeine. Có rất ít thành phần được khoa học chứng minh hiệu quả cho việc giảm cân. Và một trong số đó là caffeine. (Và một số loại trà giúp giảm cân thật sự và an toàn sẽ được chia sẻ bên dưới)
Caffeine là thành phần có nhiều trong cà phê. Và thành phần này cho thấy tiềm năng trong việc giảm cân. Trong một nghiên cứu vào năm 2005, 76 người thừa cân được cho uống hỗn hợp trà xanh và caffeine mỗi ngày.
Và kết quả cho thấy, những người được cho uống lượng caffeine và EGCG (trà xanh) cao hơn sẽ giảm cân nhiều hơn. Lý do là những thành phần này giúp kích thích quá trình sinh nhiệt cụng như oxy hoá mỡ.
Tuy nhiên, lượng caffeine được sử dụng trong nghiên cứu khá cao. Lên đến 300mg mỗi ngày. Theo thì một người lớn khoẻ mạnh có thể hấp thụ một lượng caffeine khoảng 400mg một ngày.
Khi bạn uống cà phê một lượng vừa phải thì sẽ có nhiều tác dụng tốt. Như tỉnh táo và tăng tập trung. Thế nhưng nếu uống quá nhiều thì có thể dẫn đến ngộ độc. Nhẹ thì chỉ chóng mặt và buồn nôn. Còn nặng có thể dẫn đến ngộ độc.
Và có nhiều người thì chỉ cần một lượng caffeine nhỏ thôi. Chẳng hạn như chỉ cần uống vài ngụm cà phê thôi là đã thấy mệt tim, chóng mặt hay buồn nôn rồi. Việc một số người nhạy cảm với caffeine có thể đến từ nhiều nguyên do. Có thể là do cơ địa, ít khi uống cà phê, hay đang uống thuốc điều trị.
Một số loại thuốc giảm cân hay trà giảm cân thường được thêm thành phần caffeine. Vì thành phần này được cho phép sử dụng rộng rãi trong thuốc và thực phẩm. Và để tăn hiệu quả thì hàm lượng caffeine được sử dụng khá cao.
Đối với những người không quen với caffeine, thì có thể gây tim đập nhanh, mệt mỏi và choáng.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!