Các mẹ ơi cho em hỏi mang thai có những biểu hiện gì với ạ huhu. E trễ kinh 5 ngày rồi thử que 1v đậm 1v mờ, đi siêu âm vân chua thấy túi thai ạ. M
... Xem thêmBị đau bụng dưới ở nữ nguyên nhân do đâu?Bị
Bị đau bụng dưới ở nữ nếu không phải do đau bụng kinh thì chắc chắn bạn nên đi khám vì triệu chứng này rất nguy hiểm ở phụ nữ. Chỉ triệu chứng này thôi mà có rất nhiều bệnh khác nhau chị em cần tìm hiểu kĩ và chữa trị kịp thời.
1.Bị đau bụng dưới ở nữ nguyên nhân do đâu?
Do quá trình rụng trứng
Trong giai đoạn rụng trứng, trứng được giải phóng khỏi buồng trứng kèm theo máu, dịch. Trong quá trình đó niêm mạc thành bụng bị kích thích, xuất hiện các cơn cơn đau (thường âm ỉ). Đó là lý do đau vùng bụng dưới rốn ở nữ trong quá trình rụng trứng.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt viết tắt là PMS bao gồm một loạt các triệu chứng liên quan thể chất và tâm lý ở nữ giới. Đó là khó chịu, dễ cáu giận hoặc buồn phiền, nổi mụn, ngực sưng to hơn, chướng bụng hoặc đau vùng bụng dưới…
Ở mỗi người, tình trạng PMS nặng hoặc nhẹ khác nhau. Có người không có triệu chứng rõ ràng. Sự thay đổi, dao động hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone được cho là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng trên.
Ngoài các vấn đề liên quan kinh nguyệt, đau vùng bụng dưới ở nữ còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến:
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa (ruột tịt) bị viêm do bị tắc chất thải, tắc do khối u hoặc sự xâm nhập của vi sinh vật… Đi kèm với bệnh lý này là các cơn đau vùng bụng dưới bên phải ở nữ, từ âm ỉ đến đau quặn, kèm theo sốt, buồn nôn… Khi thấy các triệu chứng này cần nhanh chóng đến bệnh viện để cắt ruột thừa, tránh biến chứng hại sức khỏe.
Có thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng bất thường khi mang thai do vị trí làm tổ của thai không trong buồng tử cung, mà ở vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng… Giống như thai kỳ bình thường, phụ nữ mang thai ngoài tử cung cũng sẽ chậm kinh, có cảm giác nghén, buồn nôn hoặc đau vùng bụng dưới. Cùng với đau bụng, có thai ngoài tử cung có thể ra máu nâu đen, đau vùng chậu…
Do các vị trí làm tổ của thai không thể đáp ứng được khi thai lớn nên có thể vỡ bất cứ lúc nào nếu không được xử lý kịp thời. Bởi vậy tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, quan hệ tình dục không an toàn, hoặc sau quan hệ bị chậm kinh/rong kinh, đau bụng, ra huyết bất thường… cần biết cách thử thai, đến cơ sở y tế thăm khám xác định có thai hay không và thai nằm trong hay ngoài tử cung.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là nang bất thường, chứa dịch hoặc chất rắn như bã đậu, phát triển trên/trong buồng trứng. Các khối u này có thể gây ra cảm giác đau vùng bụng dưới ở nữ. Các cơn đau khá giống với đau bụng giai đoạn “đèn đỏ” nên khiến nhiều người hiểu nhầm. Bởi vậy việc thăm khám phụ khoa, sức khỏe sinh sản định kỳ là cần thiết để phát hiện sớm bệnh lý và điều trị hiệu quả.
U xơ tử cung
U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Mặc dù dạng u xơ này lành tính nhưng nếu u to có thể chèn ép thành tử cung gây đau vùng bụng dưới ở nữ kèm theo đau lưng hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, tùy vào mức độ, tình trạng của u xơ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp cần thiết có thể sẽ phẫu thuật cắt bỏ u xơ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Thường xuyên mót tiểu, tiểu buốt, đau vùng bụng dưới là những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiều trường hợp chủ quan, tự ý điều trị bằng các bài thuốc nam, mẹo dân gian nhưng không khỏi. Nếu để bệnh lý kéo dài dễ dẫn đến biến chứng không mong muốn. Khi nghi ngờ viêm nhiễm đường tiết niệu cần theo dõi sức khỏe cẩn thận, thăm khám kịp thời.
Đau vùng chậu hoặc đau vùng chậu mãn tính
Đau vùng chậu gây cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trường hợp đau vùng chậu kéo dài từ 3 đến 6 tháng gọi là đau vùng chậu mãn tính.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn tiêu hóa với các cơn đau vùng bụng dưới rốn, chướng bụng… Người bệnh còn có thể đối mặt với việc tiêu chảy (khi thức ăn qua ruột nhanh, mạnh) hoặc táo bón (thức ăn qua ruột chậm, rất chậm).
Viêm vùng chậu
Đau bụng vùng dưới ở nữ, sốt, tiết dịch âm đạo bất thường, đau trong lúc quan hệ tình dục… là triệu chứng của viêm vùng chậu. Bệnh lý này có thể gây biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là vô sinh.
Lạc nội mạc tử cung
Ước tính cứ 100 phụ nữ thì 10 người bị lạc nội mạc tử cung. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhưng lại là top nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới ở nữ trong kỳ kinh nguyệt. Nếu không chữa trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn tới vô sinh.
Sỏi thận
Sỏi thận thường gây đau từ một bên vùng thắt lưng, hai bên vùng hạ sườn hoặc đôi khi lan dần xuống phía dưới bụng. Bởi vậy gây ra đau vùng bụng dưới ở nữ. Khi bị sỏi thận, nước tiểu người bệnh có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ.
Các bệnh lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều đối tác quan hệ… rất dễ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Phổ biến nhất là nhiễm Chlamydia và lậu. Khi nhiễm loại khuẩn này có thể gây đau vùng chậu (vùng bụng dưới), tiểu đau, chảy máu/tiết dịch âm đạo bất thường.
Viêm bàng quang kẽ
IC - tên viết tắt của bệnh lý viêm bàng quang kẽ, chỉ tình trạng viêm, đau mãn tính liên quan đến bàng quang. Người bệnh thường mót tiểu nhiều lần/giờ. Ngoài ra kèm theo các triệu chứng như tiểu đau, đau vùng bụng dưới (cụ thể là đau vùng mu), quan hệ tình dục đau.
Đau do sa tạng
POP - viết tắt là bệnh sa tạng, chỉ tình trạng các cơ quan trong vùng chậu tụt khỏi vị trí ban đầu. Vấn đề này thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, khi cơ sàn chậu khi suy yếu.
Bệnh sa tạng cũng gây ra triệu chứng đau vùng bụng dưới ở nữ. Bệnh chủ yếu gây khó chịu cho người bệnh, không nguy hiểm hoặc quá đáng ngại.
2.Làm gì khi bị đau bụng dưới?
Tùy vào nguyên nhân gây đau bụng dưới mà sẽ có những phương pháp khắc phục, giảm đau phù hợp. Cụ thể:
- Nếu đau ở bụng dưới là do liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì chị em có thể uống một cốc mật ong hoặc trà gừng pha nước ấm để làm dịu cơn đau. Bên cạnh đó, những cơn đau vùng bụng dưới cũng có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện hợp lý.
- Nếu quá đau, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều chỉnh nội tiết tố. Tuy nhiên, dù là loại thuốc nào thì cũng không được tùy tiện sử dụng mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời (nếu có).
Các trường hợp đau bụng dưới do một trong các bệnh lý nêu trên, cách tốt nhất là đi khám sớm nhất có thể để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bị đau bụng dưới ở nữ nguyên nhân do đâu? Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp và dễ bị nhầm lẫn với đau bụng bình thường nên khiến rất nhiều người chủ quan. Hi vọng thông tin trên hữu ích để chị em tham khảo.
nhiều nguyên nhân quá, cảm ơn bạn đã chia sẻ
đau nhiều và đau quá thì đi khám là tốt nhất
nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới quá
mình mỗi lần tới tháng là đau kinh khủng
nhiều nguyên nhân quá, k biết đau do đâu thì nên đi khám
đau bụng dưới có nhiều nguyên nhân quá
Thường phụ nữ mà bị đau bụng dưới thì khả năng có bệnh liên quan đến tử cung, buồng trứng là cao.
Mình có kinh hay bị đau bụng dưới
chắc chắn phải đi kiểm tra thôi