🔥 Bài đăng hot nhất

Dấu hiệu sa tử cung chị em nào cũng nên

Dấu hiệu sa tử cung chị em nào cũng nên biết

Sa tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều mức độ sa tử cung khác nhau như gây ra đau, tiểu khó, sưng phù tử cung...ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe sinh sản. Vậy thực sự sa tử cung là gì? Dấu hiệu sa tử cung là gì?

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung, còn được gọi là sa sinh dục, sa dạ con, hoặc sa thành âm đạo, là tình trạng thành tử cung tụt vào trong ống âm đạo hoặc tử cung lộ hẳn ra ngoài âm đạo.

Nguyên nhân gây sa tử cung

Sa tử cung có thể do những nguyên nhân sau:

  • Can thiệp y khoa trong khi sinh: Các biện pháp như phẫu thuật nội soi, sinh mổ, lấy nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin có thể gây ra tình trạng này.
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung: Các dị tật như tử cung hai buồng hoặc kích thước cổ tử cung và eo tử cung bất thường cũng có thể gây ra sa tử cung.
  • Chấn thương vùng cơ đáy xương chậu: Tình trạng này xảy ra khi sinh, đặc biệt là khi sinh con quá to hoặc quá trình chuyển dạ kéo dài, gây tổn thương các mô hỗ trợ tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Lao động quá sức sau sinh: Thai phụ lao động quá mức khiến các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương khi chúng chưa phục hồi hoàn toàn, dẫn đến tử cung bị sa xuống.
  • Táo bón hoặc rối loạn đại tiện sau sinh: Tình trạng này làm tăng áp lực trong ổ bụng, gây ra sa tử cung.
  • Tuổi cao: Phụ nữ sau mãn kinh dễ mắc bệnh lý này do các cơ vùng chậu yếu, bị lão hóa theo thời gian, không còn đủ sức để nâng tử cung như trước.

Những dấu hiệu nhận biết sa tử cung sau sinh

Các dấu hiệu nhận biết sa tử cung như:

  • Cảm giác nặng hoặc áp lực ở vùng chậu: Người bệnh có thể cảm thấy vùng chậu nặng nề, đau nhức hoặc có cảm giác áp lực xuống dưới.
  • Khối u lồi ra từ âm đạo: Một khối u có thể lộ ra từ âm đạo, đặc biệt khi ho, nâng đồ nặng hoặc đứng lâu.
  • Đau lưng dưới: Đau ở vùng lưng dưới có thể là dấu hiệu của sa tử cung.
  • Khó khăn trong tiểu tiện hoặc tiểu tiện không hết: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc cảm thấy tiểu không hết.
  • Rối loạn chức năng ruột: Táo bón hoặc cảm giác khó chịu khi đại tiện cũng là một trong những dấu hiệu của sa tử cung.
  • Khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục có thể trở nên đau đớn hoặc không thoải mái.
  • Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh có thể xảy ra.
  • Nhiễm trùng tái phát: Việc nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang tái phát có thể liên quan đến sa tử cung.

Cách điều trị sa tử cung hiệu quả

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng sa tử cung, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu triệu chứng.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể góp phần làm giảm các triệu chứng của sa tử cung. Uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong bữa ăn giúp giảm tình trạng táo bón, gây áp lực cho cơ chậu. Bên cạnh đó, chị em cũng tránh mang vác, bê đồ nặng và bỏ hút thuốc lá.

Duy trì cân nặng cơ thể ổn định sẽ giúp giảm áp lực lên các cơ xương chậu khi đứng hoặc đi bộ, từ đó ngăn ngừa sa tử cung tiến triển.

Bài tập Kegel

Thực hiện các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu của bạn.

Bài tập đơn giản nhất và có thể thực hiện ở mọi nơi như sau: Siết chặt các cơ vùng chậu như thể bạn đang cố nhịn tiểu, giữ vài giây rồi thả ra. Lặp lại động tác này 10 lần và tối đa 4 lần mỗi ngày.

Điều trị phẫu thuật

Những chị em bị sa tử cung nặng không thể áp dụng các biện pháp trên, sẽ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chuẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Hai phương pháp phổ biến nhất là:

  • Không cắt bỏ tử cung: Thủ thuật này thực hiện gắn lại các dây chằng vùng chậu vào phần dưới của tử cung để giữ nó ở đúng vị trí, từ đó giúp đưa tử cung về vị trí bình thường vốn có.
  • Cắt bỏ tử cung: Đây là cuộc đại phẫu sẽ khiến chị em không thể mang thai nữa. Với cách này, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung qua đường âm đạo hoặc bụng.

Tùy vào quyết định của bác sĩ và tình trạng bệnh, cuộc phẫu thuật sẽ được tiến hành qua âm đạo hay bụng.

Hướng dẫn phòng ngừa sa tử cung sau sinh

Sa tử cung không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến việc mang thai tiếp theo, cũng như tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, chị em hãy phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau để hạn chế nguy cơ mắc phải.

  • Sau khi sinh, chị em cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng thường xuyên.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua các bữa ăn để nhanh phục hồi sức khỏe. Khuyến khích ăn nhiều trái cây, rau xanh và bổ sung chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế táo bón.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường tiết sữa cho con bú.
  • Giữ ấm, hạn chế đồ lạnh để tránh cảm lạnh gây ho, vì ho có thể gây áp lực lên vùng chậu, dẫn đến sa tử cung.
  • Vận động nhẹ nhàng, tập các bài giãn cơ, yoga giúp hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa táo bón sau sinh, giảm áp lực lên vùng chậu.

Trên đây là những chia sẻ về nhận biết dấu hiệu sa tử cung, hi vọng đã giúp các mẹ, các chị em nắm được những thông tin hữu ích để luôn phòng tránh và kịp thời phát hiện bệnh khi còn sớm, từ đó giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dấu hiệu sa tử cung chị em nào cũng nên
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
15
5
8

sau sinh phụ nữ cần chú ý hơn nè

1 tháng trước
Thích
Trả lời

các mẹ sau sinh chú ý kiêng cữ để tránh bị ảnh hưởng nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời

các mẹ sau sinh chú ý kiêng cữ để tránh bị ảnh hưởng nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình có đọc 1 số bài về tập luyện kegel để chống sa tử cung, cho ngón tay vào âm đạo xem mình đã co thắt chặt (như nín tiểu), nếu thắt chặt là được, và kiểm tra xem thử có đụng phải vật gì không?. Nếu có thì đúng là bệnh đó rồi.

1 tháng trước
Thích
Trả lời

tuyệt đối tránh ngồi xổm nhé các mẹ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Các mẹ tập co cơ tử cung, gọi là phương pháp Kengel, tập cái này mọi lúc mọi nơi khi nào nhớ, cũng giúp cơ vùng xương chậu săn chắc hơn

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Mẹ mình cũng bị sa tử cung, có đẩy lên rồi một thời gian lại tụt xuống

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Có mẹ nào trị khỏi sa tử cung chưa ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!