🔥 Bài đăng hot nhất

Kiết lỵ là gì? Các phương pháp chữa bệnh kiết

Kiết lỵ là gì? Các phương pháp chữa bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh tiêu hóa với các biểu hiện đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Bệnh cần được điều trị sớm nhằm tránh biến chứng và giảm lây nhiễm cho những người xung quanh. Cùng tìm hiểu về bệnh kiết lỵ là gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn shigella, E. coli, salmonella,… và một số vi khuẩn khác gây ra. Chúng xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh bằng cách lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có trong phân; qua các loại thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc khi bạn bơi lội trong nước bẩn.

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Tuy nhiên so với người trưởng thành thì kiết lỵ xảy ra nhiều ở trẻ em hơn, đặc biệt là ở độ tuổi từ 2 - 4 tuổi. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý chăm sóc cẩn thận cho con em mình để tránh trường hợp mắc bệnh.

2.Nguyên nhân

Bệnh kiết lỵ được chia thành 2 nguyên nhân chính tương ứng với những đặc điểm, triệu chứng riêng biệt:

  • Kiết lỵ do vi khuẩn Shigella: hay được gọi là lỵ trực khuẩn. Vi khuẩn này thường thông qua đồ ăn hoặc nước uống bẩn đi vào cơ thể và tấn công niêm mạc ruột già.
  • Kiết lỵ do ký sinh trùng Entamoeba: hay còn gọi là lỵ amip. Mầm bệnh là trứng của ký sinh trùng tồn tại trong đất, thức ăn, nước uống đi vào cơ thể và phát triển thành con trưởng thành trong đường tiêu hóa.

Cả kiết lỵ do vi khuẩn hoặc amip đều lây truyền theo đường tiêu hóa nên một số yếu tố nguy cơ cao hình thành bệnh có thể gồm:

  • Không xử lý phân, rác thải sinh hoạt đúng cách, thải trực tiếp ra môi trường.
  • Người sống tại nông thôn, điều kiện vệ sinh chưa tốt.
  • Không thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
  • Trẻ nhỏ, sức đề kháng kém hoặc người suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai.

3.Triệu chứng

Giai đoạn đầu (ủ bệnh) của kiết lỵ có thể kéo dài từ 1 - 7 ngày sau khi các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm:

Hội chứng nhiễm khuẩn

Người bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều biểu hiện nhiễm khuẩn ở các mức độ khác nhau:

  • Sốt cao, liên tục từ 38 đến trên 39 độ C.
  • Người ớn lạnh, rét run.
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi.
  • Đau đầu, căng tức các cơ bắp.
  • Miệng khô đắng, chán ăn.
  • Một số trường hợp sốt cao có thể gây ra mất nước, co giật

Hội chứng lỵ

Hội chứng lỵ là biểu hiện phổ biến ở nhiều bệnh nhân và có thể kéo dài từ 5 - 10 ngày:

  • Đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn sau đó lan khắp bụng.
  • Xuất hiện nhiều cơn đau quặn vùng bụng dưới.
  • Mót rặn, cảm thấy buồn đại tiện liên tục.
  • Đi ngoài phân nát hoặc lỏng, có lẫn nhiều nhầy máu.

4.Biến chứng nguy hiểm

Bệnh kiết lỵ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm khớp nhiễm trùng: gặp ở khoảng 2% bệnh nhân kiết lỵ do vi khuẩn Shigella với các biểu hiện đau nhức các khớp, khó khăn khi vận động kéo dài trong nhiều tháng sau đó.
  • Nhiễm khuẩn huyết: thường gặp ở người lớn tuổi có suy giảm miễn dịch như HIV, đái tháo đường hoặc ung thư do vi khuẩn hay trùng amip gây bệnh xâm nhập vào máu.
  • Co giật: hay gặp ở trẻ nhỏ khi sốt cao trên 39 độ C có thể gây ra khó thở, thiếu oxy não.
  • Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS): vi khuẩn Shigella có thể gây viêm mao mạch cầu thận và tế bào máu dẫn đến tăng ure máu, giảm lượng hồng cầu.
  • Áp xe gan: đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân kiết lỵ do amip. Ký sinh trùng có thể đi theo dòng máu đến gan gây ra các ổ áp xe khiến người bệnh đau bụng dưới bên phải, vàng da, vàng mắt và chán ăn.

5.Các phương pháp chữa bệnh kiết lỵ

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị bệnh riêng nhằm loại bỏ tác nhân có hại cũng như hạn chế biến chứng:

  • Nghỉ ngơi: người bệnh nên hạn chế đi lại khi cơ thể mệt mỏi, nhức cơ bắp hoặc đau đầu để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Bổ sung nước về điện giải: là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị kiết lỵ nhất là khi có biểu hiện mất nước nhằm cân bằng lượng dịch trong cơ thể giúp đảm bảo tuần hoàn.
  • Thuốc kháng sinh: thường được chỉ định cho bệnh nhân kiết lỵ nặng hoặc người già và trẻ em do sức đề kháng chưa tốt.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc chống nôn, chống tiêu chảy tại nhà do có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài thời gian điều trị hơn.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ bệnh kiết lỵ là gì, dấu hiệu và cách điều trị. Hãy chia sẻ bài viết này đến với tất cả người thân và bạn bè xung quanh bạn nhé!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
9
7
9

ui mình bị kiết lỵ 1 lần mà sợ, nên ăn uống cẩn thận nhé mng

15 giờ trước
Thích
Trả lời

thế nên ăn uống ở nhà chứ ra ngoài dễ nhiễm lắm

2 tuần trước
Thích
Trả lời

ui đó g mới nge kiết lỵ, mình sẽ tùm hiểu thêm

1 tháng trước
Thích
Trả lời

ăn chín uống sôi cho an toàn nè

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Bệnh kiết lỵ để dứt điểm bên cạnh dùng thuốc các bạn cần có chế độ ăn hợp lý nữa

2 tháng trước
Thích
Trả lời

kiết lỵ gây mất nước nhanh và là một bệnh vô cùng nguy hiểm

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Kiến thức rất bổ ích

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ

2 tháng trước
Thích
Trả lời

Kiết lỵ do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!