Minh muốn giảm cân, nên ăn uống và tập luyện như thế nào ạ?
Mắt giật liên tục nhiều ngày có đáng lo ngại?
Ai trong chúng ta cũng có lần bị nháy mắt một cách không chủ ý và mọi người thường bỏ qua điều này. Nhưng nếu nháy mắt liên tục trong một lần và diễn ra thường xuyên… thì có phải là điều không tốt liên quan đến sức khỏe?
Một số người thậm chí còn cho rằng nháy mắt liên tục có yếu tố tâm linh, là “điềm báo” về một điều gì đó. Sự thực ra sao? Mắt giật liên tục nhiều ngày có đáng lo?
Mắt giật liên tục nhiều ngày do đâu?
Mắt giật là hiện tượng bình thường của cơ thể và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
- Do khô mắt
Nếu mắt bị khô sẽ gây ra tình trạng nháy, giật liên tục. Khô mắt xảy ra khi mắt không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, cơ thể đặc biệt là mắt thiếu nước nghiêm trọng, lão hóa, làm việc nhiều với thiết bị điện tử hoặc sử dụng kính áp tròng,… Điều này sẽ gây cảm giác nhức mỏi cho đôi mắt và mắt giật liên tục như một phản ứng tự nhiên.
- Dị ứng mắt
Nếu người bệnh bị dị ứng mắt có thể gây ra tình trạng nháy, giật liên tục. Tình trạng dị ứng với khói bụi, phấn hoa thì khả năng bị giật mắt trái sẽ thường xuyên xảy ra. Khi mắt bị dị ứng có thể gây kích ứng cho mắt, khiến các cơ ở mắt bị co thắt lại.
- Do thiếu ngủ
Tình trạng thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến nháy, giật mắt liên tục. Khi cơ thể đi vào giấc ngủ cũng là lúc mắt được nghỉ ngơi, thư giãn. Thế nên, một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp đôi mắt khỏe và hoạt động tốt hơn. Ngược lại, tình trạng mất ngủ kéo dài, ngủ không đủ giấc sẽ khiến các cơ quan trên cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và mắt nháy giật cũng là một biểu hiện.
- Do căng thẳng, mệt mỏi
Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, não bộ sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Cơ mắt cũng phải chịu một áp lực tương tự và tạo phản ứng co giật ở cả 2 mắt.
- Uống cà phê quá nhiều
Nhiều người thích uống cà phê, thậm chí uống quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt nháy, giật. Vì cà phê chứa một lượng lớn caffeine, khiến nhịp tim tăng và tác động đến nhiều cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Trong khi đó, cơ mắt lại rất nhạy cảm nên giật mắt cũng được xem như một phản ứng khi cơ thể nạp quá nhiều caffeine.
- Do ô nhiễm môi trường
Khi sống hoặc hoạt động trong môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường có nhiều chất hóa học độc hại, khói thuốc, khí thải nhà máy, xe cộ sẽ khiến cho đôi mắt dễ bị nhạy cảm và kích ứng. Khi các chất độc bên ngoài môi trường thâm nhập vào mắt sẽ khiến cho mắt bị kích ứng và giật mắt.
- Do nhiễm trùng
Nếu mắt bị tổn thương có thể do lẹo mắt, viêm kết mạc cũng có thể dẫn đến tình trạng giật mắt, nháy mắt. Những bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ rất dễ khiến mắt bị nhiễm trùng. Lúc này, mắt sẽ có dấu hiệu đau nhức, ửng đỏ và giật liên tục ở cả hai mắt.
Mắt giật liên tục có nguy hiểm?
Co giật mí mắt có thể là triệu chứng của những rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não rất hiếm gặp. Khi co giật mí mắt là hậu quả của những tình trạng này sẽ đi kèm với các triệu chứng khác.
Các rối loạn não và thần kinh có thể khiến mí mắt co giật như:
- Liệt dây thần kinh mặt;
- Loạn trương lực cơ, gây co thắt cơ không tự chủ và ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị xoay hoặc biến dạng;
- Loạn trương lực cơ cổ, khiến cổ co giật bất ngờ.
- Đa xơ cứng, một bệnh của hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề về nhận thức và vận động, cũng như mệt mỏi;
- Bệnh Parkinson, gây run các chi, cứng cơ, gặp các vấn đề về thăng bằng và ngôn ngữ;
- Hội chứng Tourette.
Giác mạc trầy xước không được điều trị cũng có thể gây ra tình trạng co giật mí mắt. Vì thế khi bị chấn thương mí mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức vì vết xước giác mạc có thể gây ra tổn thương về mắt vĩnh viễn.
Điều trị nháy mắt liên tục
-Việc điều trị cần phối hợp giữa dùng thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Đôi khi bệnh nhân chỉ cần để mắt nghỉ ngơi, ngủ đủ là có thể không còn xuất hiện nháy mắt nữa.
-Điều trị bệnh gây khô mắt và viêm kết mạc dị ứng…
-Nháy mắt nặng liên quan đến yếu tố thần kinh thì có thể phải điều trị phẫu thuật như hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII, chỉnh sửa cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi.
– Phương pháp tiêm độc tố gây liệt cơ cũng đang được áp dụng nhưng cần thận trọng.
Phòng ngừa chứng nháy mắt liên tục
-Mọi người cần ngủ đủ 7-8 giờ/ngày để mắt không bị mệt mỏi.
-Hạn chế những tác nhân gây căng thẳng thần kinh, tránh stress bằng cách tập thể dục thể thao, sắp xếp công việc hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giữ trạng thái cân bằng trong cuộc sống…
-Khi làm việc căn thẳng, nên hít thở sâu và nghỉ ngơi một lát, cho đến khi mắt hết tình trạng căng thì mới trở lại công việc.
-Không lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà..
-Sử dụng mắt hợp lý. Không để mắt nhìn lâu vào điện thoại, máy tính. Khi nhìn điện thoại, máy tính hay đọc sách, hãy giữ mắt ở khoảng cách tối thiểu 25cm.
-Nếu có các bệnh thiếu máu, viêm giác mạc, bệnh gây tổn thương dây thần kinh số V, cần điều trị tích cực.
-Nếu có tật khúc xạ, cần đeo kính đúng chỉ định, khám mắt định kỳ để phát hiện những thay đổi ở thị lực, từ đó điều chỉnh kính cho phù hợp.
Mắt giật liên tục nhiều ngày có đáng lo? Hi vọng những thông tin trên hữu ích để bạn tham khảo.
Mình mỏi mắt thức khuya mất ngủ là bị giật liên tục luôn
Lâu lâu giajatj mới là điềm chớ giật hoài là bệnh rùi