Minh muốn giảm cân, nên ăn uống và tập luyện như thế nào ạ?
Những điều cấm kị khi ăn hải sản
Những món ăn chế biến từ hải sản như tôm, cua, sò,... thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên, hải sản cũng lại là thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng trong khi ăn uống. Sau khi ăn hải sản nhiều trường hợp bị dị ứng, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc... Vậy để tránh được những rủi ro trên thì khi ăn hải sản bạn cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây.
Rất nhiều loại hải sản có thể gây nổi mề đay cho người có thể tạng không hợp với hải sản như: cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ...
Tránh uống vitamin C khi ăn hải sản.
Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent.
Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.
Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi ăn hải sản, đặc biệt là tôm không nên uống vitamin C.
Ăn hải sản và trái cây cùng lúc dễ bị đau bụng.
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt.
Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein.
Và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Hải sản và bia... dẽ bị gút. Ăn nhiều hải sản cùng một lúc, và sau đó uống bia, nó sẽ tăng tốc độ cơ thể của sự hình thành axit uric.
Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác.
Không uống trà khi ăn cùng hải sản. Các chuyên gia về sức khỏe giải thích, nếu bạn uống trà trong lúc ăn cua hoặc sau ăn trong vòng một tiếng đồng hồ.
Nước trà chẳng những làm loãng axít trong dạ dày mà còn làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí còn đẫn đến đau bụng, đi ngoài.
Tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan.
Tránh ăn cùng với thực phẩm có tính hàn cao.
Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Để tránh gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu thì không nên ăn những thực phẩm có tính hàn cao như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…
(Sưu tầm)