avatar

Tạo một bài đăng

Hình ảnh

Video

Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không?

Lá é là 1 loại rau gia vị hay sử dụng trong các món lẩu, hoặc ăn sống nhằm tăng hương vị của món ăn, khi ăn lá é có vị the the, hơi giống mùi sả, như tinh dầu vậy, loại lá này còn được biết đến với tên gọi khác là húng quế lông, cây trà tiên hay lá hương thảo, tùy thuộc vào mỗi vùng mà mọi người sẽ có cách gọi khác nhau, thực chất lá é có tính nóng, vị cay, có tác dụng lưu thông khí huyết.

Tuy nhiên nếu bà bầu sử dụng nhiều lá é có thể gây động thai do tính nóng của lá é, chính vì vậy nếu cần thiết sử dụng mẹ chỉ nên ăn vài lá thôi để tăng hương vị món ăn chứ không nên ăn thường xuyên, hơn nữa nếu mẹ cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu gì khi ăn lá é thì mẹ nên ngưng không nên sử dụng, bởi vì mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, nên không phải ai cũng ăn lá é cũng không sao, mẹ cần lưu ý lại. Các món ăn có thể kết hợp cùng với lá é được kể đến như lẩu gà lá é, hoặc giã nhuyễn trộn với muối để làm gia vị chấm, có thể dùng để chấm các món hải sản, thịt nướng.

Vây bà bầu có được ăn lẩ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4036
8
8
Xem thêm bình luận
Rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không?

Rau thai, hay còn gọi là nhau thai, khi phát triển có thể bám vào bất kỳ vị trí nào ở trong tử cung người mẹ.


Rau bám mặt trước: rau bám mặt trước của lòng tử cung, thành trước của tử cung, gần bụng.

Rau bám mặt sau: rau bám mặt sau, phía trên thành sau trong lòng tử cung, gần cột sống.

Vậy rau bám mặt sau dễ đẻ có đúng không? Vấn đề rau thai bám mặt sau vị trí hoàn toàn bình thường, nó không cản trở việc sinh đẻ như việc bánh nhau nằm ở cửa tử cung. Vị trí rau mặt trước hay mặt sau đều có lợi cho việc sinh nở của mẹ bầu. Các vị trí rau thai khác nhau có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của mẹ về thai nhi trong quá trình mang bầu. Một vài mẹ bầu có bánh nhau mặt sau sẽ dễ cảm nhận được chuyển động của thai nhi hơn.


Trong một số trường hợp, rau bám mặt trước sẽ khó kiểm tra tim thai hơn so với nhau bám mặt sau. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý vị trí rau bám mặt sau nhưng quá thấp so với cổ tử cung, tức là nằm ở vị trí cản trở đường ra của em bé. Trường

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
321
3
5
Xem thêm bình luận
Bầu 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ?

Mang thai tuần 39, cơ thể mẹ rất nặng nề vì bụng đang khá to. Hơn nữa, mẹ hẳn đang rất nôn nóng được gặp bé yêu. Chính vì vậy mà nhiều mẹ bầu 39 tuần đã tìm nhiều cách giúp chuyển dạ nhanh. Vậy bầu 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ các mom hãy tham khảo bài viết này nhé!


Đi bộ:

Khi gần đến ngày dự sinh, mẹ bầu hãy thường xuyên đi bộ và tận dụng trọng lực của cơ thể. Việc này cũng sẽ giúp em bé vào đúng tư thế chào đời khi xuống vùng xương chậu. Các chuyển động như đung đưa, lắc lư và khiêu vũ cũng sẽ giúp giảm cơn đau


Massage ngực

Massage ngực có thể khiến sản sinh hoocmon oxytocin. Oxytocin là hormone khiến tử cung co bóp, thúc đẩy cơn co chuyển dạ. Massage ngực khoảng 5 phút mỗi ngày từ tuần 39 có thể giúp nhanh chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên tự mình làm hoặc quá lạm dụng vì có thể làm cơn co thắt kéo dài. Trên thực tế, mẹ có thể tự kích thích vùng ngực bằng cách thử sử d

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1247
4
6
Xem thêm bình luận
Hướng dẫn đặt câu hỏi trực tuyến cho bác sĩ/ chuyên gia để được tư vấn miễn phí!

Chào cả nhà,


Cộng đồng MarryBaby luôn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của thành viên hoàn toàn miễn phí! => tạo câu hỏi cho bác sĩ


Nhằm tạo điều kiện giúp cho các câu hỏi của các bạn gửi đến bác sĩ được tư vấn đầy đủ thông tin nhất, Admin hướng dẫn bạn cách đặt câu hỏi như sau:


Chọn đúng cộng đồng để đặt câu hỏi


Mỗi cộng đồng sẽ có những chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa tư vấn riêng, vì thế bạn vui lòng chọn đúng cộng đồng để tạo câu hỏi mà bạn đang thắc mắc.


Mô tả chi tiết thông tin vấn đề muốn hỏi


Tạo câu hỏi liệt kê đầy đủ thông tin/ vấn đề như: thời gian, triệu chứng, tiền sử bệnh, hình ảnh,... (Ví dụ: tuổi, cân nặng hiện tại, cân nặng lúc s

... Xem thêm
Hướng dẫn đặt câu hỏi trực tuyến cho bác sĩ/ chuyên gia để được tư vấn miễn phí!
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2196
8
14
Xem thêm bình luận
Bầu có ăn được tiết canh không?

Tiết canh được chế biến bằng cách lấy máu động vật sau đó pha với nước mắm, nước muối pha loãng, trộn với các loại nhân thịt, sụn, lạc, rau thơm và để đông lại và thưởng thức.

Một số loài thường được dùng làm món tiết canh như tiết lợn, tiết vịt, ngan, dê...

Bà bầu có ăn được tiết canh không?

Nếu đó là món tiết sống, thì bà bầu tuyệt đối không được ăn. Nhưng nếu mang tiết canh đi hấp chín hoặc luộc chín thì bà bầu có thể ăn được.

Dinh dưỡng trong tiết canh gồm có protein, sắt, vitamin K, muối và một số chất khác.

Tác hại khi bà bầu ăn tiết canh

Lợi bất cập hại, món tiết canh vẫn tiềm tàng nhiều nguy cơ xấu gây tác hại khôn lường cho cả mẹ và bé.

1. Tiết canh chế biến từ máu sống, mang mầm truyền bệnh

Tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…

Ăn tiết canh vịt, tiết canh ngan cũng khiến người

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2502
4
7
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn canh đu đủ hườm được không?

Các mom có biết 2 chất có trong nhựa đu đủ xanh là Papain và chymopapain có thể gây quái thai hay dị tật thai nhi không?. Kể cả khi đu đủ xanh và đu đủ hườm đã được nấu chín thì bà bầu cũng không nên ăn. Điều này đã được khoa học chứng minh đó ạ! Nên các mẹ bầu tuyệt đối đừng ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ hườm hườm trong lúc mang thai nha!


Bên cạnh đó, còn có 1 số loại trái cây khác không nên ăn nhiều trong lúc mang thai nữa đó là: nho, dứa, dưa hấu, me, táo tàu.


Chúc các mẹ thai kỳ khỏe mạnh nha!


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
854
3
4
Xem thêm bình luận
Tại sao siêu âm nhầm gái thành trai

Có rất nhiều lý do giải thích cho nghi vấn tại sao siêu âm nhầm gái thành trai và nhầm trai thành gái. Tuy nhiên sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: 1. Tính chính xác của kỹ thuật siêu âm 4D không phải là 100%. 2. Siêu âm nhầm trai thành gái do bộ phận sinh dục của bé phát triển chậm. 3. Siêu âm nhầm trai thành gái, gái thành trai do siêu âm sớm. 4. Tư thế nằm của bé cũng dẫn đến siêu âm nhầm trai thành gái, gái thành trai. 5. Siêu âm nhầm trai thành gái, gái thành trai do tay nghề của bác sĩ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
34
3
1
Thai nhi đạp nhiều có sao không?

Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển một cách bình thường. Ở tam cá nguyệt thứ hai cho đến đầu tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, lúc này thai nhi vẫn còn nhỏ nên không gian trong tử cung đang còn khá rộng rãi đối với bé. Các bé sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau như nhào lộn, đấm, đá, nấc cụt… và vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy con hoạt động thật nhiều.


Mỗi bé có nhịp độ cử động riêng. Cũng giống như các bé sơ sinh, thai nhi là một cá thể hoàn toàn riêng biệt và có cách hoạt động của riêng mình. Mẹ bầu không nên so sánh kiểu cử động của bé yêu của mình với bất cứ ai khác vì điều này rất dễ tạo ra tâm lý lo lắng, hoang mang trực tiếp cho mẹ

Những cử động thai cũng không có mối liên hệ với tình trạng tăng động giảm chú ý trong tương lai của con yêu. Điều mẹ cần làm lúc này là cảm nhận sự tồn tại của bé, hình dung xem con thường làm gì trong tử cung và thử trò chuyện, kết nối cùng với bé.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
2
1
lý giải mẹ nên biết để 'sáng tỏ' thắc mắc bà bầu có ăn rau nhút được không

Giữa vô vàn các nhóm rau xanh tươi mát, giàu dinh dưỡng, lựa chọn loại rau nào vừa hợp khẩu vị của mẹ, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe thai kì đôi khi có thể khiến mẹ “quay vòng”. Đối với rau nhút (rau rút) cũng vậy, dù giòn ngọt, mọng nước, dễ chế biến và dễ ăn song khá nhiều mẹ còn lo lắng không biết bà bầu có ăn rau nhút được không? Vì thế bài viết dưới đây sẽ cùng mẹ đi tìm câu trả lời nhé!


Bà bầu có ăn rau nhút được không?

Vốn không phải là loại rau xanh đắt đỏ hay khó tìm kiếm (nhất là vào độ cuối năm - mùa nước nổi về) nên rau nhút gần như đã trở thành một nguyên liệu ẩm thực dân dã nhưng rất được người Việt yêu thích. Chưa hết, theo phân tích dinh dưỡng, loại rau “rẻ bèo” này còn cung cấp dồi dào chất đạm, vitamin nhóm B, vitamin C cùng các khoáng chất thiết yếu.


Chính vì lý do đó, cho đến nay, các chuyên gia sức khỏe vẫn xếp rau nhút vào nhóm rau bổ dưỡng dành cho thai kì, nên nếu sơ chế kĩ lượng và sử dụng đúng cách, bà

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7
2
2
Xem thêm bình luận
Thắc mắc về Tầm soát dị tật thai nhi!

Mình đang thắc mắc về vấn đề tầm soát dị tật thai nhi.

- Mình 30 tuổi, mang thai lần đầu. Trước đã từng phá thai 1 lần.

- Gia đình 2 bên đều không có tiền sử sinh nở dị tật.

- Siêu âm gần nhất thai đạt 11 tuần, độ mờ da gáy 1,27. Các chỉ số khác đều bình thường.

- Hiện mình muốn thực hiện tầm soát dị tật thai, mọi người có thể chia sẻ giúp trường hợp của mình nên dùng phương pháp nào không?

Rất mong sớm nhận đc phản hồi ạ!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
14
3
5
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Nhóm cộng đồng dành cho các mẹ đã có tin vui và mong chào đón thiên thần nhỏ của mình trong 9 tháng 10 ngày sắp tới
Trò chuyện ngay
avatar
Ăn hạt hướng dương có tốt không và những điều cần lưu ý  

20

45

avatar
Uống gì để tăng nước ối?

16

25

avatar
Đo độ mờ da gáy 3.5 có sao không?

16

21

avatar
Thai 7w nhịp tim 170/ phút

12

23

avatar
Mang thai không nên ăn gì?

9

19

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!