Một món thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam chính là sữa đậu nành. Mặc dù khá nhiều cô g
... Xem thêmCó những điều ta làm vô tình đẩy con ra xa
Đọc thấy rất hay và đánh trúng tâm lý nên em mạn phép chia sẻ lại cho các chị em cùng đọc với em để có thể thấu hiểu con hơn. Việc hiểu con, mình sẽ dạy con đi đúng hướng giúp con phát triển tốt mọi kỹ năng của bản thân.
1/ Đối xử với con như thể con vẫn là trẻ nhỏ
Teens luôn muốn khẳng định con đã trưởng thành và cảm thấy mong muốn đạt được sự trưởng thành đó. Vì thế nếu chúng ta càng khiến con cảm thấy con được tôn trọng và trưởng thành ở nhà, con sẽ càng hạnh phúc và tự tin. Tất nhiên có những lúc con vẫn hành động trẻ con (điều đó là bình thường) thì việc của chúng ta là khuyến khích và kêu gọi “người trưởng thành” bên trong con lên tiếng.
2/ Khiến con cảm thấy quá ngột ngạt vì bị kiểm soát
Teens có thể bị căng thẳng vì liên tục bị bủa vây bởi các câu hỏi, các quy tắc trong cuộc sống. Đôi khi con cảm thấy ngột ngạt và muốn chạy trốn hoặc phản đối, nhất là khi con bị kiểm soát chặt chẽ về mặt thời gian, học tập hoặc các mối quan hệ từ bố mẹ.
Con cần có không gian và có quyền kiểm soát trong không gian đó. Hãy cho phép con sai lầm (nếu không nguy hiểm tới tính mạng và cơ thể) bởi vì đó là một phần của việc lớn lên.
3/ Để con quá tự do
Ngược lại với kiểm soát, nhiều cha mẹ lại cho rằng cứ để con tự do muốn làm gì thì làm để duy trì mối quan hệ tích cực với con. Đó là sai lầm vì mọi thứ không đi theo cách đó.
Teens quá tự do sẽ khiến con tham gia vào các tình huống xã hội mà con không được trang bị và phải đối mặt với những áp lực đồng đẳng nhưng không biết cách xử lý thế nào. Kết quả là nhiều thiếu niên lại tìm kiếm sự kết nối và hòa nhập ở nơi khác bên ngoài chứ không phải là ở nhà, trong gia đình.
Mọi đứa trẻ teens đều cần ranh giới. Tùy vào mức độ trưởng thành mà bạn sẽ nới lỏng ranh giới đó cho con. Đặc biệt, đôi khi con yêu cầu được làm gì đó như thể con phải làm, trong khi sâu thẳm bên con thì có thể con không thực sự muốn (vì áp lực hay sự lôi kéo của bạn bè chẳng hạn). Và con có thể chờ đợi câu nói “không” của chúng ta.
4/ Mối quan hệ của cha mẹ không tốt
Dù ai cũng có lúc căng thẳng và tranh cãi với người bạn đời hoặc có những áp lực từ công việc. Nhưng đừng làm điều đó ảnh hưởng tới con. Lúc còn bé con không có lựa chọn nhưng khi lớn hơn, con nhận thức được các lựa chọn và sẽ không muốn ở một nơi mà con cảm thấy không hạnh phúc hoặc vui vẻ.
Hãy lùi lại một chút và tìm cách tạo ra bầu không khí gia đình dễ chịu hơn nhé!
5/ Không chịu thừa nhận sai lầm với con
Theo thời gian, con cái chúng ta sẽ nhận ra chúng ta là những con người không hoàn hảo. Thừa nhận những sai lầm sẽ không làm đánh mất sự tôn trọng của con với chúng ta. Bằng không, con sẽ thấy chúng ta như những kẻ đạo đức giả, bất công.
Khi biết mình sai, tốt nhất là đến bên con để thừa nhận điều đó. Hãy xin tha thứ và yêu cầu để bắt đầu lại. Có thể con sẽ không tha thứ ngay đâu, nhưng đứa trẻ nào rồi cũng muốn có mối quan hệ tốt với cha mẹ mình.
Hãy cho con thời gian và chân thành với con!
-----
Thanh Hương/Chuyên gia tâm lý
Tuổi này ba mẹ phải thật sự tâm lý và giành nhiều thời gian tâm sự với con
Em thấy con trai tuổi này dạy bảo vất vả hơn con gái một chút...
Mình đang đối mặt với một cô con gái tuổi teen, cảm giác con thay đổi hoàn toàn tính nết luôn
Làm cha mẹ phải thật sự hiểu con và học rất nhiều thứ. Cám ơn bài chia sẻ rất hữu ích của bạn
em bị kiểm soát về các mqh trên trường thì phải làm sao ạ
Bài viết hay quá ạ
Bài viết đúng thực tại nhưng để thấu hiểu con khó ba mẹ nào làm được
biết là như thế nhưng mỗi khi nóng tánh lên là ko kiềm chế được huhu