Một món thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam chính là sữa đậu nành. Mặc dù khá nhiều cô g
... Xem thêmCúm B có được tắm không?
Nhiều người bệnh băn khoăn không biết khi bị cúm B có được tắm không? Hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh cúm là một trong những bệnh đường hô hấp cấp tính. Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác rất cao, thậm chí nó có thể phát triển thành đại dịch và gây tử vong do những biến chứng nguy hiểm.
Bị cúm B có được tắm không là chủ đề được nhiều người quan tâm và gây nên nhiều sự bàn cãi. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng bị cúm B hay mắc một loại bệnh cảm cúm nào cũng không nên tắm. Mỗi khi bị cảm cúm, chúng ta thường được nhắc nhở là phải kiêng gió và kiêng nước nhằm hạn chế bệnh bị năng hơn.
Tuy nhiên, khi bị cúm B bạn vẫn có thể tắm được nhưng phải tắm đúng cách để không để tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Bạn nên tắm với nước ấm có nhiệt độ từ 27 - 32 độ C vì hơi nóng kích thích cơ thể đào thải những chất độc qua da. Bên cạnh đó, hơi nước còn có tác dụng giúp người bệnh thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm ở cổ họng, giảm cảm giác khó chịu ở mũi. Và nếu có dấu hiệu chóng mặt do cảm cúm, nên tắm vòi hoa sen và để ở chế độ phun sương ở tư thế ngồi và massage bằng bọt biển.
Ngược lại, việc tắm nước lạnh là điều kiêng kị khi bị cúm B hoặc cảm cúm vì nước lạnh có tính hàn khiến cơ thể lâu hạ sốt và các triệu chứng bệnh kéo dài hơn, thậm chí nặng dần thêm. Thêm nữa, nước lạnh sẽ làm giảm năng lượng trong cơ thể, điều này khiến người bệnh mệt mỏi nhiều hơn.
Ngoài ra, người bệnh cúm không nên tắm quá lâu và sau khi tắm, hãy lau khô cơ thể nhanh và nhẹ nhàng. Tránh gió lùa và đảm bảo môi trường tắm nhiệt độ ấm và dễ chịu.
Người bệnh cúm cũng không nên tắm muộn vì sức đề kháng yếu trong giai đoạn này kém dễ có thể gây hệ lụy cho sức khỏe.
Khi mắc cúm người bệnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là tai mũi họng. Cần sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để xịt mũi và làm mềm chất nhầy, giúp giảm nghẹt mũi. Tránh xì mũi mạnh và thường xuyên, vì điều này có thể gây kích ứng niêm mạc và xoang mũi.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa lạnh. Có thể sử dụng các thiết bị để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phòng. Cần đảm bảo rằng phòng có độ ẩm phù hợp để giảm triệu chứng ho và sốt.
Đối với bệnh nhân mắc cúm cần cách ly với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định.
Người bệnh cảm cúm nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn chất dịch, tránh nguy cơ lây bệnh cúm cho người khác.
Đối với người chăm sóc bệnh nhân mắc cúm cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề bị cúm B có được tắm không. Nói chung, bị cúm B hoặc cảm cúm hoàn toàn không cần kiêng tắm. Tuy nhiên, người bệnh trước khi tắm cần chú ý đến nhiệt độ của nước và phải đảm bảo phòng kín gió.
?Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-phu-nu/so-suc-khoe-dien-tu-tren-ung-dung-vneid-ban-da-biet-chua/
k tắm lúc đang sốt, tắm thì tắm nước ấm nhanh là đc
Mọi người lưu ýnha
mệt người thì chỉ nên tắm nhanh với nước ấm thôi
Tắm với nước ấm được nè
có thê tắm với nước ấm nhe
biết cách tắm đúng các thì có thể tắm được nha
không nên tắm trong thời gian bênh nha, lau người bằng nước âm là đủ rồi
tắm được mà nên tắm nước ấm á