Một món thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam chính là sữa đậu nành. Mặc dù khá nhiều cô g
... Xem thêmKỹ năng mà 1 đứa trẻ 18 tuổi cần phải có
Mình thấy bài chia sẻ này rất là hữu ích nên chia sẻ cho các mom trên này ạ! Đa phần các bố mẹ chỉ đều quan tâm đến việc con học như thế nào? Luôn để mắt đến con bảo đảm con trong vùng an toàn... mà họ không dạy con các kỹ năng sống.
8 KĨ NĂNG THANH NIÊN 18 TUỔI CẦN PHẢI CÓ
Julie Lythcott – nguyên trưởng khoa phụ trách sinh viên năm nhất của ĐH Stanford đã chia sẻ những kỹ năng một thanh niên 18 tuổi cần phải có trong cuốn sách "How to Raise an Adult: Break Free of the Overparenting Trap and Prepare Your Kid for Success" của bà.
Bạn trẻ cần chuẩn bị các kỹ năng sẵn sàng bước vào cuộc sống.
Những chia sẻ giống như một lời cảnh báo gửi tới các bậc phụ huynh ngày nay.
𝟏. 𝐍𝐨́𝐢 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐥𝐚̣
Người lạ là: Giảng viên, trưởng khoa, các cố vấn, chủ nhà, nhân viên cửa hàng, quản lý nhân sự, đồng nghiệp, nhân viên ngân hàng, lái xe buýt…
Chúng ta thường dạy bọn trẻ không nên nói chuyện với người lạ thay vì dạy chúng cách phân biệt một số ít người xấu với rất nhiều người lạ tốt. Hậu quả là bọn trẻ không biết cách bắt chuyện với người lạ để nhờ giúp đỡ, xin hướng dẫn, chỉ đường – những việc mà chúng cần trong thế giới thực.
2.Tìm đường
Tìm đường trong khuôn viên trường, trong thị trấn hay trong thành phố mà đứa trẻ của bạn đang làm việc, học tập.
Chúng ta thường đưa con cái tới mọi nơi, ngay cả khi chúng đi xe buýt, xe đạp hay đi bộ, chúng ta cũng luôn muốn đi theo. Vì thế, trẻ không biết đường đi từ chỗ này sang chỗ kia, không biết lựa chọn phương tiện để đi, không biết khi nào thì cần đổ đầy xăng…
𝟑. 𝐓𝐮̛̣ 𝐥𝐨 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡
Chúng ta hay nhắc nhở bọn trẻ về bài tập về nhà, đôi khi còn giúp chúng làm bài, đôi khi còn làm hộ chúng luôn. Vì thế, bọn trẻ không biết cách chọn việc nào ưu tiên làm trước, không biết làm đúng thời hạn hay quản lý khối lượng công việc của mình nếu không có người nhắc nhở.
𝟒. 𝐋𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐧𝐡𝐚̀
Các phụ huynh thường không yêu cầu trẻ làm nhiều việc nhà vì sợ ảnh hưởng đến học tập và các hoạt động ngoại khóa. Vì thế, trẻ không biết cách chăm sóc cho nhu cầu của bản thân, thiếu tôn trọng nhu cầu của người khác, không biết chia sẻ một cách công bằng việc nhà với các thành viên khác trong gia đình.
𝟓. 𝐓𝐮̛̣ 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐫𝐢𝐞̂𝐧𝐠
Chúng ta thường tự cho mình cái quyền bước vào cuộc sống của trẻ để giải quyết những hiểu nhầm, an ủi mỗi khi trẻ bị tổn thương. Vì thế, trẻ không biết cách đối mặt hay giải quyết những xung đột mà không có sự can thiệp của chúng ta. Một thanh niên 18 tuổi cần phải tự làm được việc này.
𝟔. Đ𝐨̂́𝐢 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚̂̀𝐦 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠
Những khóa học, những kỳ thi, giáo viên khó tính, ông chủ, và nhiều vấn đề khác…
Phụ huynh thường có thói quen can thiệp khi mọi thứ trở nên khó khăn: giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ, nới lỏng hạn cuối, nói chuyện với người lớn… Vì thế, trẻ không biết rằng trong cuộc sống hằng ngày, mọi thứ sẽ không diễn ra theo cách mà trẻ muốn.
𝟕. 𝐁𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐢𝐞̂́𝐦 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐪𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́ 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐛𝐚̣𝐜
Chúng không đi làm thêm, luôn nhận tiền của bạn để chi cho bất cứ nhu cầu nào của bản thân. Chính vì thế mà trẻ không có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ trong công việc, không có trách nhiệm với ông chủ - người không yêu chúng vô điều kiện như bạn.
𝟖. 𝐂𝐡𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐦𝐚̣𝐨 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦
Chúng ta hay vẽ sẵn toàn bộ con đường cho trẻ, giúp trẻ tránh mọi cạm bẫy hay ngăn chặn những sai lầm có thể xảy ra. Vì thế, trẻ không thể hiểu rằng thành công chỉ đến sau khi đã cố gắng, đã thất bại, rồi lại tiếp tục cố gắng.
Bài này mình lụm lặt trên mạng nên cũng không rõ nguồn ạ, hy vọng giúp các bố mẹ có cái nhìn sáng suốt và nuôi dạy con thành người tốt ạ!
18 tuổi trẻ cũng biết nhiều rồi, giờ để ý thấy bạn nào cũng rất lanh lẹ.
Bạn chia sẻ rất hay, chúng ta không nên tạo ra những chú gà công nghiệp, khi bước vào đời cứ ngáo ngơ, không an tâm khi không có ba mẹ kề bên.