🔥 Bài đăng hot nhất

Nấm lưỡi ở trẻ theo từng độ tuổi mẹ nên

Nấm lưỡi ở trẻ theo từng độ tuổi mẹ nên biết

Bệnh nấm lưỡi (thường gọi tưa lưỡi) là bệnh hay gặp ở bé. Bệnh do nấm candida albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của bé. Khi bé vệ sinh răng miệng không tốt. Loại nấm này bắt đầu sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh.

Nấm lưỡi ở trẻ theo từng độ tuổi

Nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng lưỡi xuất hiện những mảng bám màu trắng, dính chặt xuống bề mặt lưỡi khó có thể vệ sinh sạch khi dùng nước hay nước muối sinh lý thông thường, không chỉ trên bề mặt lưỡi sau khi nấm lưỡi ăn xuống niêm mạc chúng còn có thể lan ra vòm miệng, má, độ tuổi thường gặp là ở những bé dưới 10 tuổi, phổ biến hơn cả là trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi.

Nguyên nhân gây nấm lưỡi

+ Trẻ bị nhiễm nấm do lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh trong trường hợp mẹ bị nhiễm nấm ở đường sinh dục.

+ Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng là yếu tố thuận lợi cho loại nấm Candida phát triển

+ Lạm dụng kháng sinh ở trẻ làm mất cân bằng hệ vi sinh, làm cho các vi khuẩn và nấm có hại phát triển ưu thế vượt trội hơn những yếu tố có lợi cho cơ thể.

Dấu hiệu nấm lưỡi

+ Trên lưỡi của trẻ ban đầu xuất hiện các chấm tròn màu trắng và theo thời gian nó sẽ lan rộng ra thành từng mảng trắng.

+ Trẻ sẽ có biểu hiện bỏ bú, chán ăn, quấy khóc

+ Có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài…

Lưu ý cho các mẹ đó là nếu như con có những biểu hiện của nấm lưỡi như thế thì đừng cố gắng vệ sinh quá mức để làm sạch hết nấm lưỡi đó mà vô tình làm tổn thương niêm mạc lưỡi cũng như bong tróc các mảng đó nhé. Tốt hơn hết hãy đưa trẻ đi khám để được tư vấn hợp lí.

Điều trị

Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày, hoặc dung dịch lodo povidin 1% súc miệng, hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó lau miệng và lưỡi cho bé.

Có thể dùng các thuốc chữa nấm như nystatin. Đây là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt thường dùng khi bị nấm lưỡi. Nystatin hầu như không độc ở tất cả các lứa tuổi, kể cả bé suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài vì thuốc không đi vào máu.

Ngoài ra có thể dùng miconazol có tác dụng chống nhiều loại nấm trong đó có candida albicans. Miconazol dùng bôi tại chỗ và không dùng thuốc này khi bé bị dị ứng với miconazol, bé có bệnh về gan… Khi dùng, thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa…Mặc dù dùng tại chỗ nhưng vẫn có một lượng thuốc nhất định đi vào máu nên cần thận trọng khi bé đang dùng nhiều loại thuốc khác vì có thể xảy ra tương tác. Khi dùng ở bé, cần phải thận trọng theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Nếu dùng các loại thuốc trên không khỏi thì phải dùng thuốc kháng nấm toàn thân theo hướng dẫn của thầy thuốc. Chú ý không nên cạy những chấm trắng trên lưỡi bé, gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng. Không sử dụng mật ong, nước vắt chanh để bôi lên lưỡi có thể gây guy hiểm cho bé. Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải dùng thuốc cho bé ít nhất hai ngày sau đó.

Lưu ý, không nên cho bé bú hay ăn uống trong vòng 20 phút sau khi dùng thuốc. Các mẹ cần lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và không nên nghe theo lời mách bảo của người khác khiến cho bệnh nấm không những không khỏi mà còn có thể bị tai biến nguy hiểm.

Phòng bệnh

Việc đề phòng bệnh nấm lưỡi ở bé rất đơn giản, đó là phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách sau khi cho bé ăn. Thường dùng nước lọc để cho bé uống, làm sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn. Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho bé.

Với bé sơ sinh, cần dùng gạc mềm và sạch, thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé.Với bé lớn, phải hướng dẫn bé cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.

Trên đây là thông tin về nấm lưỡi ở trẻ theo từng độ tuổi mẹ nên biết, hi vọng bài viết hữu ích để mẹ tham khảo trong chăm sóc trẻ.

Nấm lưỡi ở trẻ theo từng độ tuổi mẹ nên
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
8
10

chỉ sợ nấm bản đồ thôi, còn nấm khác các mẹ vệ sinh miệng cho con kỹ là sạch

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Kiến thức hữu ích quá, cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé

3 tuần trước
Thích
Trả lời

cảm ơn mom đã chia sẻ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bé nhỏ hay bị nên cần vệ sinh răng miệng, rơ lưỡi cẩn thận

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Nên vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên các mẹ nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Nấm lưỡi ở trẻ sẽ làm bé biếng ăn cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển vì thế bố mẹ nên có phương pháp xử lý phù hợp

1 tháng trước
Thích
Trả lời

mặc dù nấm lưỡi không nguy hiểm tới tính mạng của con nhưng mà sẽ ảnh hưởng tới quá trình con ăn uống, bé biếng ăn hơn với lại hơi thở của con hôi

1 tháng trước
Thích
Trả lời

trẻ sơ sinh cần phải vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi con được sạch sẽ ngăn ngừa nấm bệnh,

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Kiến thức rất hữu ích cảm ơn bạn chia sẻ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bé bị nấm lưỡi mẹ cũng có thể thử giã lá bồ ngót rồi nhúng rơ lưỡi rơ nhẹ nhàng cho bé

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!