Một món thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam chính là sữa đậu nành. Mặc dù khá nhiều cô g
... Xem thêmSốt xuất huyết dengue là gì? Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết “leo top” với số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều bệnh nhi nhập viện chuyển biến nặng, phải thở máy, can thiệp điều trị, thậm chí không qua khỏi.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có khả năng dẫn đến biến chứng nặng, điều trị khó khăn, tốn kém. Sốt xuất huyết lây từ người sang người chủ yếu thông qua vết đốt của muỗi vằn cái Aedes aegypti có mang virus. Virus sốt xuất huyết có 4 tuýp huyết thanh bao gồm DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4. Có đến 80% trường hợp người nhiễm sốt xuất huyết không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh qua cho người khác qua trung gian muỗi vằn.
Căn bệnh này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, xuất hiện trên 100 nước với 50-100 triệu ca mắc mỗi năm trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố “Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết”.
Nguyên nhân sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra, thuộc họ Flaviviridae, một họ virus RNA khá phổ biến trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn cầu. Số ca mắc sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây và hiện nay bệnh đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ.
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền chủ yếu qua đường muỗi đốt, do muỗi vằn cái là trung gian lây truyền bệnh. Khi muỗi đốt người bệnh mang virus Dengue, chúng sẽ mang mầm bệnh và phát tán virus thông qua vết đốt. Ngay cả ở những người mắc sốt xuất huyết không có triệu chứng hoặc người mang virus đang trong giai đoạn ủ bệnh vẫn có thể trở thành nguồn lấy virus cho người khác khi bị muỗi đốt. Nghiên cứu cho thấy, có đến 80% trường hợp nhiễm sốt xuất huyết không triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh cho người khác qua vector trung gian là muỗi.
Ngoài con đường muỗi truyền, virus Dengue còn có thể lây lan qua 2 con đường khác hiếm gặp hơn là từ mẹ truyền sang con, đường máu (khi hiến máu, hiến tặng, phơi nhiễm với kim tiêm có máu người bệnh mắc sốt xuất huyết…).
Triệu chứng sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết lâm sàng rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự khác, có thể diễn tiến qua từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
1. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột và kéo dài trong vòng 4-7 ngày từ khi bị muỗi đốt và lây truyền mầm bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như:
- Đau đầu liên tục;
- Đau nhức hai hốc mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Chán ăn, buồn nôn;
- Có ban xuất huyết dưới da;
- Chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.
Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần thuyên giảm sau 1-2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó. Trong giai đoạn này, xét nghiệm có thể thấy số lượng tiểu cầu bình thường hoặc cũng có thể giảm dần (nhưng vẫn còn trên 100.000/mm3). Số lượng bạch cầu thường giảm.
2. Giai đoạn nguy hiểm
Ở giai đoạn nguy hiểm, thông thường rơi vào ngày thứ 3 cho đến thứ 7 của bệnh, người bệnh có thể sốt hoặc giảm sốt. Có thể có các biểu hiện như:
- Đau bụng dữ dội và liên tục hoặc tăng cảm giác đau, nhất là ở vùng gan;
- Người bệnh còn có thể có dấu hiệu vật vã, li bì, nôn ói;
- Có các biểu hiện của thoát huyết tương, nếu nặng hơn có dẫn thể đến sốc với biểu hiện vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít;
- Tràn dịch màng phổi, mô kẽ có thể gây suy hô hấp, phù nề mí mắt;
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất huyết dưới da. Các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, hay vùng bụng, đùi, mạng sườn. Xuất huyết niêm mạc, người bệnh có dấu hiệu chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.
Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có biểu hiện suy tạng, như tổn thương gan nặng hay suy đa cơ quan gan, thận, tim, phổi, não. Những biểu hiện nặng có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương.
3. Giai đoạn hồi phục
Sốt xuất huyết giai đoạn hồi phục thường diễn ra vào ngày thứ 7 đến thứ 10 của bệnh. Người bệnh lúc đó hết sốt, thể trạng tốt hơn, có cảm giác thèm ăn, tiểu nhiều. Số lượng tiểu cầu sẽ tăng dần và trở về trạng thái bình thường.
Các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Trước đây, bệnh sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em; nhưng hiện tại, nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ biến chứng cao. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Trước hết, phải kể đến sốc do mất máu thoát huyết tương. Nguyên nhân do virus gây bệnh sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao mạch gây thoát huyết tương, làm cô đặc máu dẫn đến sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến dịch huyết tương ứ đọng trong màng não qua các hành mạch, gây phù não và hội chứng thần kinh. Người bệnh có thể hôn mê.
Thoát huyết tương còn có thể bị tràn, xâm nhập và gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.
Biến chứng tụt huyết áp đột ngột do mất máu, thoát huyết tương nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não và tử vong. Từ các biến chứng trên có thể dẫn đến suy tim do chảy máu liên tục khiến tim không đủ máu để tuần hoàn. Ngoài ra, sốt xuất huyết có thể biến chứng suy thận cấp, các biến chứng về mắt như mù đột ngột hoặc suy giảm thị lực.
Ở phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể sốt cao, khiến nhịp tim thai nhi đập nhanh và ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu không may nhiễm sốt xuất huyết trong những tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể sảy thai.
Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, tổn hao đáng kể chi phí y tế, thậm chí cướp đi tính mạng người bệnh. Mỗi người cần chủ động tự giác phòng ngừa bệnh, loại bỏ muỗi vằn xung quanh gia đình, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị bệnh kịp thời.
mình thấy cứ sốt xuất huyết là nguy hiểm rồi
sốt xuất huyết nguy hiểm lắm á
Cảm ơn bạn chia sẻ
Bị sốt nên đi xét nghiệm xem thử có phải bị sốt xuất huyết không
mấy lúc sốt cao, đau đầu em cũng tưởng là bị sổt xuất huyết