Một món thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam chính là sữa đậu nành. Mặc dù khá nhiều cô g
... Xem thêmTuổi dậy thì uống sữa đậu nành có tốt không?
“Uống sữa đậu nành ở tuổi dậy thì có thể tăng kích thước vòng 1, ổn định nội tiết cho trẻ”, hẳn mẹ đã từng nghe nói điều này phải không? Thực tế, uống sữa đậu nành ở tuổi dậy thì có thật sự tốt cho trẻ không?🥛
Sữa đậu nành có tốt trong tuổi dậy thì không?
🥛Tác dụng của sữa đậu nành
Sữa đậu nành là loại sữa ngũ cốc🥛 được chế biến từ hạt đậu tương. Dinh dưỡng chủ yếu trong sữa đậu nành chủ yếu là protein. Bổ sung sữa đậu nành đều đặn hàng ngày giúp cung cấp cho cơ thể lượng đạm thực vật ổn định, khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.❤️
Trong đậu nành chứa nhiều chất xơ được lên men bởi vi khuẩn đường ruột tạo nên các axit béo giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư đại tràng.😀 Trong đậu nành có rất nhiều vitamin nhóm B, E và giàu chất khoáng, chứa đường, omega 3, omega 6. Sữa đậu nành có chứa nội tiết tố estrogen nhưng hàm lượng này rất thấp.
🥛Tác dụng sữa đậu nành đối với bé
Uống sữa đậu nành ở tuổi dậy thì không chỉ giúp bé cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh mà còn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, hạn chế nguy cơ bị loãng xương🦴, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ. Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe của trẻ, cả người trưởng thành và cao tuổi.👵
Trong đậu nành chứa hoạt chất isoflavone có tác dụng tương tự như estrogen nên thường được sử dụng khi phụ nữ thiếu hụt hay mất cân bằng nội tiết có liên quan tới estrogen. Mầm đậu nành chứa hàm lượng isoflavone cao hơn so với các sản phẩm khác như sữa hay bột đậu nành. Mầm có thể làm tăng kích thước vòng 1 khá nhanh🤱, giúp làm đẹp và sáng da, tăng collagen nhưng việc thường xuyên sử dụng có thể dẫn đến rối loạn tiết tố ở bé.⚠️
Thực phẩm nên dùng cho bé ở tuổi dậy thì
🥬Rau củ
Tăng cường các loại rau củ để bổ sung vitamin và chất xơ, tăng khả năng miễn dịch cho bé. Như vậy, cơ thể bé sẽ phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.🍆
🩸Sắt
Sắt là nguyên tố cần thiết cho việc tạo máu để mang oxy đi khắp nơi ở giai đoạn dậy thì. Đặc biệt đối với bé gái, khi có kinh nguyệt, bé sẽ mất một lượng máu🩸nhất định mỗi tháng. Bổ sung sắt cho trẻ để tăng cường việc tạo máu, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.😀
🥩Protein
Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, phomai.🧀 Khi bé được cung cấp đầy đủ lượng chất protein, bé sẽ phát triển cân đối cả chiều cao, cân nặng.
🍟Chất béo
Sẽ thật sai lầm nếu bố mẹ sợ con béo phì khi dậy thì nên kiềm hãm ăn, hoàn toàn không cho bé ăn đồ có dầu mỡ.🙅♀️ Cơ thể bé vẫn luôn cần một lượng chất béo nhất định để tạo năng lượng, đồng thời tăng chuyển hóa hấp thụ các chất khác. Bổ sung đúng và đủ lượng chất béo cần thiết sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh và không bị béo phì.😀
🌊Nước
Lượng nước tối thiểu mỗi ngày là 1.5-2 lít nước mỗi ngày.🌊 Nước cần cho sự sống của tế bào, sự vận hành của mọi hoạt động của cơ thể và ngăn ngừa tình trạng táo bón.🚽