Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Về thành phần dinh dưỡng, hai loại sữa chua không đường và có đường không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, ăn sữa chua không đường có tác dụng gì? Sữa chua không đường có công dụng tốt hơn trong làm đẹp và giảm cân; bởi hàm lượng khoáng chất trong loại sữa chua này ít hơn, lại không hề có đường.
Ăn sữa chua không đường có tốt không? Sữa chua không đường chứa nhiều chất bổ dưỡng quan trọng như:
Hơn nữa, sữa chua không đường còn chứa protein dễ tiêu hóa.
Không chỉ quan tâm việc hấp thu những dưỡng chất quan trọng từ món ăn này; ăn sữa chua không đường có tác dụng gì đối với sức khỏe và sắp đẹp là câu hỏi nhiều bạn quan tâm. Mời bạn đọc tiếp nội dung nhé!
Dưới đây là tác dụng của sữa chua không đường đối với sức khỏe bạn không thể bỏ qua:
Sữa chua là một thực phẩm dễ tiêu hóa. Ngoài ra, probiotics tốt có trong một số loại sữa chua giúp tiêu hóa các loại thực phẩm khác; thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn.
Sữa chua không đường còn rất được khuyến khích cho những người bị các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và đau bụng.
Theo một số nghiên cứu, những người ăn 2 hũ sữa chua hàng ngày trong 3 tháng có mức tăng miễn dịch tế bào cao hơn so với những người không ăn sữa chua.
Các vi khuẩn tốt trong sữa chua tăng cường ruột, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách và làm cho hệ tiêu hóa trở nên mạnh mẽ. Tất cả những yếu tố này lần lượt thúc đẩy hệ miễn dịch.
Phụ nữ có bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị nấm hoặc candida phát triển quá mức trong âm đạo. Sữa chua là một loại thực phẩm giàu probiotic có chứa Lactobacillus acidophilus giúp diệt nấm. Ngoài ra, nó giúp cân bằng độ pH bên trong âm đạo và do đó làm giảm nguy cơ nhiễm nấm.
Ăn quá nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp cao. Để giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp, bạn có thể ăn ít nhất một cốc sữa chua ít chất béo mỗi ngày.
Probiotic liên kết với các axit mật, giúp giảm cholesterol. Nó có thể đặc biệt hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Science cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ăn khoảng 1,5 hũ sữa chua probiotics mỗi ngày có mức giảm cholesterol và mức lipoprotein mật độ thấp hơn nhiều so với những người ăn các loại khác.
>> Bạn xem thêm: 10 cách làm bánh trung thu healthy đơn giản và ít calo
Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì đối với trực tràng? Sữa chua là nguồn thực phẩm tuyệt vời để giữ cho ruột già của bạn khỏe mạnh. Lactobacillus trong sữa chua là một loại vi khuẩn thân thiện với ruột có mặt trong sữa chua thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn khỏe mạnh trong đại tràng và do đó làm giảm nguy cơ bệnh đường ruột.
Để giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh, bạn nên ăn sữa chua vào buổi sáng lúc đói.
Sữa chua cũng có thể cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn. Sữa chua ít béo, không đường có thể bảo vệ bạn khỏi sâu răng. Điều này chủ yếu là do axit lactic trong sữa chua bảo vệ răng của bạn cũng như nướu răng.
Thêm vào đó, sữa chua là nguồn cung cấp canxi và protein tuyệt vời, hai chất dinh dưỡng quan trọng giúp thúc đẩy sức khỏe răng miệng. Các chuyên gia cũng tin rằng vi khuẩn tốt trong sữa chua giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn “không thân thiện” trong miệng có thể gây ra hơi thở hôi.
Chỉ cần hai hộp sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu và cũng thỏa mãn răng ngọt của bạn.
Sữa chua chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe của xương, bao gồm canxi, protein, kali, phốt pho và đôi khi là vitamin D.
Tất cả các vitamin và khoáng chất này đặc biệt hữu ích để ngăn ngừa loãng xương, một tình trạng đặc trưng do giảm mật độ khoáng xương, phổ biến ở người cao tuổi. Những người bị loãng xương có mật độ xương thấp và có nguy cơ gãy xương cao hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy` dùng ít nhất ba phần thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, hàng ngày có thể giúp duy trì khối lượng và sức mạnh của xương.
>> Bạn xem thêm: 17 tác dụng thần thánh của quả bơ đối với phụ nữ
Các vi khuẩn tốt trong sữa chua probiotic giúp cải thiện sự trao đổi chất và tiêu hóa, giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn.Ngoài ra, các axit amin trong sữa chua giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể.
>> Bạn xem thêm: Menu các loại nước ép trái cây mix giảm cân “chuẩn như PT”
Axit lactic trong sữa chua có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, giúp da bạn có một màn chắc bảo vệ tốt. Bên cạnh đó, các vi khuẩn lên men sẽ tiết ra một lượng kháng sinh tự nhiên để tái tạo làn da, giúp da nhanh liền sẹo và đặc biệt là hạn chế sự lão hóa.
Đó cũng là lý do mà sữa chua không đường được sử dụng trong rất nhiều các loại mặt nạ làm đẹp cũng như được dùng trực tiếp hằng ngày để tăng cường vẻ đẹp làn da.
Sữa chua có thể có lợi cho tóc khỏe mạnh và sáng bóng. Sữa chua là một nguồn giàu kẽm, axit lactic, protein, canxi và các chất dinh dưỡng khác tốt cho tóc của bạn.
Tác dụng của sữa chua không đường thúc đẩy tăng trưởng tóc, giảm gàu và làm giảm ngứa da đầu. Thêm vào đó, sữa chua hoạt động như một loại dầu xả tự nhiên tuyệt vời cho tóc khô hư tổn và giúp tăng độ ẩm.
>> Bạn xem thêm: Uống gừng mật ong vào lúc nào thì tốt nhất?
Tác dụng của sữa chua không đường vô cùng ấn tượng phải không bạn? Vậy nên đừng quên bổ sung sữa chua không đường hằng ngày để hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa nhiều vấn đề về sức khỏe và có được vẻ đẹp như ý.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Yogurt and gut function
https://academic.oup.com/ajcn/article/80/2/245/4690304
Ngày truy cập: 27/08/2022
2. Confusion At The Yogurt Aisle? Time for Probiotics 101
https://www.npr.org/sections/thesalt/2012/07/09/156381323/confusion-at-the-yogurt-aisle-time-for-probiotics-101
Ngày truy cập: 27/08/2022
3. The future of yogurt: scientific and regulatory needs
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3985222/
Ngày truy cập: 27/08/2022
4. What’s So Great About Yogurt?
https://now.tufts.edu/2015/01/29/whats-so-great-about-yogurt
Ngày truy cập: 27/08/2022
5. Randomized Open-Label Pilot Study of the Influence of Probiotics and the Gut Microbiome on Toxic Metal Levels in Tanzanian Pregnant Women and School Children
https://journals.asm.org/doi/full/10.1128/mBio.01580-14
Ngày truy cập: 27/08/2022