Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy trong trường hợp cần xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể liên quan đến giới tính của thai nhi, xét nghiệm double test có biết được trai hay gái không? Trước hết, bạn cần tìm hiểu xét nghiệm double test là gì.
Double test (Double marker test hay dual marker blood test) là xét nghiệm máu sàng lọc huyết thanh – một xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi của phụ nữ mang thai, thường được thực hiện từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ.
Khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy máu của mẹ bầu, sau đó đo định lượng của β-hCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin) và PAPP-A (protein huyết tương A) có trong máu. Nếu nồng độ β-hCG và PAPP-A cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường, điều này cho thấy có những bất thường về các nhiễm sắc thể 13, 18 hay 21.
Double test thường được thực hiện kết hợp với đo độ dày da gáy (NT) và các yếu tố từ phía mẹ hay còn gọi là combined test. Combined test cho độ chính xác cao hơn Double test đơn thuần. Hiện nay, Combined test thường bao gồm cả siêu âm hình thái học quý 1 để đánh giá tổng thể sự phát triển của thai nhi. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn để gia đình quyết định có nên thực hiện thêm các xét nghiệm xâm lấn hay không.
Phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh giúp mẹ bầu và gia đình có thể chuẩn bị tâm lý cũng như có kế hoạch chăm sóc phù hợp cho em bé. Mục đích chính của xét nghiệm double test là sàng lọc sớm các bất thường nhiễm sắc thể phổ biến như hội chứng Down, Edward và Patau. Trong đó:
Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm double test, đặc biệt trong các trường hợp sau:
Trong lần khám thai từ tuần 11 đến 13, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về xét nghiệm double test, giúp mẹ bầu hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và quy trình thực hiện. Đây là xét nghiệm sàng lọc quan trọng nhằm đánh giá nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Quy trình thực hiện như sau:
Đọc được và hiểu rõ về kết quả xét nghiệm double test giúp ba mẹ hiểu rõ được tình trạng của thai nhi để có tâm lý thoải mái và chuẩn bị tốt cho thai. Dưới đây là cách đọc các chỉ số trong kết quả xét nghiệm double test:
Ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc hội chứng Down và hội chứng Down theo tuổi của thai phụ là: 1/250.
Ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc hội chứng Trisomy 13/18 (Patau và Edward) là 1/100.
Ngưỡng an toàn của độ mờ da gáy: là 3mm.
Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích cho các cặp vợ chồng hiểu rõ các chỉ số nguy cơ hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edwards và mẹ mang thai ở tuổi nào thì em bé dễ bị bệnh Down.
Chỉ số MoM là đơn vị đánh giá tổng hợp dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm nồng độ β-hCG tự do, PAPP-A, các thông số về chiều cao, cân nặng của mẹ, độ dài đầu mông và tuổi thai. Kết quả bình thường khi các chỉ số đều đạt giá trị xấp xỉ 1 MoM. Nhưng nếu các thông số này nằm ngoài giá trị dưới đây thì thai nhi có nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể:
Chỉ số MoM chính là phương pháp giúp hạn chế sự chênh lệch về kết quả. Chỉ số MoM có vai trò giúp đánh giá chính xác hơn và so sánh kết quả thuận lợi hơn giữa các trung tâm xét nghiệm khác nhau.
Nhiều người nhầm lẫn rằng xét nghiệm double test có thể xác định giới tính thai nhi như xét nghiệm NIPT, bởi cũng là một xét nghiệm tầm soát dị tật về di truyền. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác.
Xét nghiệm này chỉ tập trung vào việc đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh do bất thường số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21. Nó không phân tích nhiễm sắc thể giới tính, do đó không cho biết được thai nhi là trai hay gái.
Mặc dù Double test không thể xác định giới tính thai nhi, nhưng vẫn có một số xét nghiệm khác có thể thực hiện chức năng này, ví dụ như:
Tuy nhiên, việc xác định giới tính thai nhi chỉ nên thực hiện khi có chỉ định y khoa, vì có thể dẫn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính trong xã hội.
Xét nghiệm double test có biết được trai hay gái không thì câu trả lời là không. Song, một số xét nghiệm dưới đây có thể cho biết về giới tính thai nhi.
Xét nghiệm double test chỉ là xét nghiệm máu nên chỉ gây ra cảm giác châm chích nhẹ khi lấy máu. Ngoài ra phương pháp này không gây đau đớn gì.
Sau khi thực hiện xét nghiệm double test cho kết quả bé có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền. Bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm xét nghiệm NIPT, chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để xác định chính xác hơn về nguy cơ của trẻ. Trong đó, xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Vì thế đây là xét nghiệm được khuyến cáo đầu tiên khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật, mức độ chính xác > 99%, có thể thực hiện từ tuần thai thứ 9.
Ngoại trừ cảm giác khó chịu khi lấy máu, hiện chưa có báo cáo nào về rủi ro hoặc tác dụng phụ nào đã biết liên quan đến việc sàng lọc dị tật thai nhi.
Ngoại trừ xét nghiệm máu thông thường thì các xét nghiệm như double test đều không cần nhịn ăn. Xét nghiệm này cũng không ảnh hưởng tới thai nhi.Thông thường, khi tiến hành làm xét nghiệm này tại các cơ sở y tế thì trong vòng khoảng 3-7 ngày sẽ có kết quả trả và dựa vào đây bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu cần làm gì trong thời gian tới.
Chi phí xét nghiệm hiện đang dao động từ 400.000 – 1.000.000 đồng. Hiện nay các bệnh viện đa khoa và các bệnh viện có chuyên khoa Sản – Phụ khoa đều có thực hiện xét nghiệm này.
Xét nghiệm Double test không thể cho bạn biết được giới tính thai nhi. Mục đích chính của xét nghiệm này là tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi. Tuy nhiên, có một số phương pháp khác có thể giúp dự đoán giới tính thai nhi như xét nghiệm NIPT, siêu âm thai từ quý 2…
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh mẹ bầu nên biết https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-me-bau-nen-biet-1103
Ngày truy cập: 22.01.2025
What Is a Double Marker Test in Pregnancy? https://www.healthline.com/health/pregnancy/double-marker-test
Ngày truy cập: 22.01.2025
First Trimester Maternal Serum Screening Using Biochemical Markers PAPP-A and Free β-hCG for Down Syndrome, Patau Syndrome and Edward Syndrome https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3547446/
Ngày truy cập: 22.01.2025
Screening for Down’s syndrome, Edwards’ syndrome and Patau’s syndrome https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/screening-for-downs-edwards-pataus-syndrome/
Ngày truy cập: 22.01.2025
Prenatal Test: Multiple Marker Test https://kidshealth.org/en/parents/prenatal-multiple-marker.html
Ngày truy cập: 22.01.2025