Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 25/04/2024

Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng thường gặp ở hầu hết các thai phụ từ khi mới cấn thai cho đến những ngày sắp sinh. Thế nhưng, không phải trường hợp đau bụng dưới nào cũng được cho là dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ.

Để hiểu hơn về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai của mẹ bầu; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp đau bụng dưới phổ biến trong thai kỳ

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai gồm:
  • Thai làm tổ
  • Táo bón
  • Đầy bụng
  • Đau dây chằng tròn
  • Cơn gò Braxton-Hicks
  • Do thai nhi ngày càng phát triển

1. Thai làm tổ

Đau bụng dưới khi mang thai do thai làm tổ

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ diễn ra quá trình phôi thai cấy ghép vào niêm mạc tử cung. Vậy thai làm tổ đau bụng bên nào? Quá trình thai làm tổ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng ở tử cung. Do đó, khi thai làm tổ bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng dưới hoặc xung quanh vùng bụng dưới.

Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Thai làm tổ thường gây ra cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

Khi bạn bị đau bụng do thai làm tổ thì cần:

  • Tắm nước ấm
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
  • Khi bạn nằm nghỉ thì hãy kê chân lên gối để giúp giảm đau
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành một số bài tập thư giãn như thiền, yoga,…

2. Táo bón

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai khá phổ biến. Tình trạng này là do chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ chất xơ, chất lỏng, hoặc bạn gặp tác dụng phụ khi đang dùng thuốc bổ sung sắt và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Nếu bạn đang bị táo bón trong thai kỳ thì có thể thử:

  • Uống nhiều nước hơn
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
  • Thường xuyên tập thể dục hơn
  • Bổ sung thêm chất xơ trong những bữa ăn
  • Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc làm mềm phân để uống.

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề đau bụng dưới khi mang thai do táo bón; bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để thảo luận về cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai.

3. Đầy bụng

Đầy bụng hay đầy hơi cũng là lý do dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Khi mang thai, tình trạng đầy bụng có thể do hormone progesterone tăng cao khiến cơ ruột bị giãn ra.

Tuy nhiên, nếu gần đến cuối thai kỳ, tử cung giãn rộng do thai nhi ngày càng lớn cũng chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa gây đầy bụng và đau bụng dưới.

Nếu bạn đang bị đau bụng dưới khi mang thai do đầy bụng thì:

  • Nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ
  • Kết hợp tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình tiêu hóa
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây đầy bụng như thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

4. Đau dây chằng tròn

Các dây chằng ở vùng xương chậu có vai trò giữ tử cung ở đúng vị trí. Khi thai nhi ngày càng lớn hơn làm cho các dây chằng này càng giãn ra nên dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.

Khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, đau dây chằng tròn có thể khiến bạn bị đau nhói bụng và khó chịu nếu di chuyển quá nhanh. Điều này là do dây chằng giãn quá nhanh kéo theo các sợi thần kinh giãn theo nên khiến bạn bị đau bụng dưới.

Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do đau dây chằng tròn thường không diễn ra liên tục. Bạn sẽ thường bị đau bụng dưới bên phải khi mang thai hoặc đau ở vùng hông dữ dội trong một thời điểm bất kỳ. Đôi khi, có một số thai phụ còn bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai nữa.

Nếu bạn bị đau dây chằng tròn thì:

  • Hãy cử động thật chậm khi đứng dậy, ngồi xuống, giãn cơ khi tập yoga.
  • Khi sắp hắt hơi, bạn có thể tập gồng cơ xương chậu để giảm cơn đau nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

5. Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận rõ các cơn co thắt Braxton-Hicks vào tam cá nguyệt thứ ba. Cơn co thắt Braxton-Hicks còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt khởi động.

Các cơn co thắt này chuẩn bị cho cơ thể bạn trong quá trình chuyển dạ sinh nở sắp tới.

Nếu bạn đau bụng dưới do gặp phải các cơn co thắt Braxton-Hicks, thì có thể thử uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế xem có giảm cơn đau không nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề chuyển dạ giả bao lâu thì sinh cùng với tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do cơn cơ thắt tử cung Braxton-Hicks.

6. Do thai nhi ngày càng phát triển

Khi thai nhi phát triển đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn có thể cảm thấy đau bàng quang và đau bụng dưới khi mang thai nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy da bụng bị căng ra và chịu nhiều áp lực hơn do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn hơn.

Trong giai đoạn này, bạn có thể:

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu để làm giảm bớt sự khó chịu.
  • Mặc quần legging dành cho bà bầu để thấy thoải mái hơn
  • Dùng gối kê bụng cánh tiên cho bà bầu khi nằm để giảm bớt sự khó chịu trong lúc nghỉ ngơi nhé

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Trường hợp đau bụng dưới nguy hiểm khi mang thai

Ngoài những trường hợp trên, đau bụng dưới khi mang thai đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nguy hiểm sau:
  • Sảy thai
  • Tiền sản giật
  • Nhau bong non
  • Chuyển dạ sinh non
  • Có thai ngoài tử cung
  • Bị nhiễm trùng hoặc dấu hiệu bệnh lý

1. Sảy thai

Sảy thai

Sảy thai tự nhiên là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ; thậm chí có nhiều thai phụ bị sảy thai trong tuần đầu thai kỳ mà không biết. Ngoài triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai dữ dội, khi sảy thai còn có các dấu hiệu dưới đây:

  • Buồn nôn
  • Choáng váng
  • Đau lưng từ nhẹ đến nặng
  • Xuất huyết âm đạo từ lốm đốm máu cho đến nhiều máu
Nếu bạn thấy dấu hiệu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu kèm xuất huyết âm đạo thì phải nhanh chóng đi đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đấy nhé!

2. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng tăng huyết áp và nước tiểu có protein, nguyên nhân là do tổn thương tế bào nội mô, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh.

Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, béo phì, có thai khi ở tuổi dậy thì hoặc trên 35 tuổi thì có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện cảm giác đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì nên đến bệnh viện sớm.

  • Thị lực kém
  • Đau đầu dai dẳng
  • Thấy phù nhanh một cách bất thường

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!

3. Nhau bong non

Đau bụng dưới khi mang thai do nhau bong non

Nhau bong non là một tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung một phần hoặc hoàn toàn trước khi sinh. Nếu bạn bị nhau bong non thì thai nhi có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Khi bạn bị nhau bong non sẽ cảm thấy bị đau bụng kèm theo tử cung gò cứng liên tục và ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, máu có thể bị tắc lại do nhau thai dịch chuyển. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Trong trường hợp bạn có các biểu hiện dưới đây thì nên đến bệnh viện:

  • Khó chịu
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng đột ngột
  • Chảy máu âm đạo
Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, thời gian để cứu thai nhi được tính bằng phút do đó nếu nghi ngờ nhau bong non, thai phụ cần được nhập viện ngay lập tức.

>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt trước là gì? Cẩm nang kiến thức dành cho mẹ bầu

4. Chuyển dạ sinh non

Sinh non là tình trạng chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau bụng dưới khi mang thai rất dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ sinh non là do:

Nếu thai nhi sinh trước 23 tuần của thai kỳ sẽ khó sống sót. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sớm thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời nhé.

Bạn đã biết cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non chưa? Hãy tìm hiểu thêm về các vấn đề sinh non bên cạnh tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do chuyển dạ sinh non nhé.

5. Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài lòng tử cung. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ tại vị trí bình thường của phôi. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu thai ngoài tử cung dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đau bụng dưới khi mang thai kèm đau vai, xương chậu hoặc cổ

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu và những điều cần biết

6. Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý

Đau bụng dưới khi mang thai còn có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý như:

Những tình trạng trên có thể xuất phát do cơ địa hoặc ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh. Do đó, để phòng ngừa những tình trạng trên, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn khi mang thai nhé.

Cách xử lý khi mẹ bầu bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai cần làm gì?

Không phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai nào cũng nguy hiểm. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, để giảm bị đau bụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung chất xơ và uống nước đầy đủ
  • Đến bệnh viện ngay nếu thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu bất thường khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa có phải cảnh báo nguy hiểm? Đừng chủ quan mẹ nhé!

Đau bụng dưới khi mang thai khi nào nên đi khám bệnh?

Khi bạn nhận thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bệnh ngay:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau khi đi tiểu
  • Bị choáng váng
  • Chảy máu âm đạo
  • Nôn mửa và buồn nôn
  • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường
Hầu hết, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai sẽ chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi cơn đau bụng kéo dài hoặc dữ dội thì bạn cần đi khám ngay bệnh nhé.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rất rõ về các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai. Tình trạng đau bụng dưới này nếu ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần đi bệnh viện ngay như chảy máu âm đạo, sốt cao, choáng váng,…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Global and regional estimates of preeclampsia and eclampsia: a systematic review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23746796/
Truy cập ngày 05/04/2024

2. Constipation in Pregnancy
https://journals.lww.com/greenjournal/abstract/2007/12000/constipation_in_pregnancy__prevalence,_symptoms,.22.aspx
Truy cập ngày 05/04/2024

3. Miscarriage
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/miscarriage-loss-grief/miscarriage
Truy cập ngày 05/04/2024

4. Placental abruption
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/placental-abruption
Truy cập ngày 05/04/2024

5. Ectopic Pregnancy
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2000/0215/p1080.html
Truy cập ngày 05/04/2024

6. The Process of Implantation of Embryos in Primates
https://embryo.asu.edu/pages/process-implantation-embryos-primates
Truy cập ngày 05/04/2024

7. Implantation Cramps – Signs & When To See Doctor
https://parenting.firstcry.com/articles/implantation-cramping-what-exactly-it-is/
Truy cập ngày 05/04/2024

8. Preterm Labor
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4498-premature-labor
Truy cập ngày 05/04/2024

9. Placental abruption
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/placental-abruption
Truy cập ngày 05/04/2024

10. Stomach Pain in Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/abdominal-pain-during-pregnancy/
Truy cập ngày 05/04/2024

x