Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật 28/05/2024

Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?
Canh đu đủ hầm xương là một món ăn thanh mát và giàu dinh dưỡng. Đây là một món ăn thường được các bà đẻ tiêu thụ để giúp lợi sữa trong giai đoạn cho con bú. Vậy còn bà bầu có ăn được được món này không?

Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không? Hay bà bầu ăn 1 ít canh đu đủ xanh có sao không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm hiểu về món ăn này có tốt cho thai kỳ không trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn dinh dưỡng có trong đu đủ xanh

Thông thường, chúng ta dùng đu đủ xanh để chế biến món canh đu đủ hầm xương. Do đó, trước khi tìm hiểu bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không; chúng ta cần tìm hiểu nguồn dinh dưỡng mang đến từ 100g đu đủ xanh nhé (1).

  • Nước: 88.1g
  • Năng lượng: 43kcal
  • Protein: 0.47g
  • Chất béo: 0.26g
  • Carbohydrate: 10.8g
  • Chất xơ: 1.7g
  • Canxi: 20mg
  • Sắt: 0.25mg
  • Magie: 21mg
  • Phốt-pho: 10mg
  • Kali: 182mg
  • Natri: 8mg
  • Kẽm: 0.08mg
  • Đồng: 0.045 mg
  • Mangan: 0.04mg
  • Selen: 0.6µg
  • Vitamin C: 60.9mg
  • Vitamin B1: 0.023mg
  • Vitamin B2: 0.027mg
  • Vitamin B3: 0.357mg
  • Vitamin B5: 0.191mg
  • Vitamin B6: 0.038mg
  • Vitamin A: 47µg
  • Vitamin E: 0.3mg
  • Vitamin K: 2.6 µg
  • Folate: 37µg
  • Choline: 6.1mg
  • Carotene, beta: 274µg
  • Cryptoxanthin, beta: 589µg
  • Lycopene: 1830µg
  • Lutein + zeaxanthin: 89µg
  • Canh đu đủ hầm xương có tác dụng gì?

    bầu ăn 1 ít đu đủ xanh có sao không
    Canh đu đủ hầm xương có tác dụng gì? Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

    Để hiểu rõ bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không; chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về công dụng của đu đủ xanh là nguyên liệu chính của món canh này nhé.

    • Ngăn chặn cholesterol xấu: Đu đủ xanh giàu dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa đột quỵ hoặc đau tim.
    • Hỗ trợ tiêu hóa: Đu đủ xanh có chứa enzyme tiêu hóa papain có tác dụng bổ sung dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn một cách trơn tru.
    • Hỗ trợ giảm cân: Đu đủ xanh còn là nguyên liệu giảm cân được rất nhiều người sử dụng vì chứa nhiều vitamin A và E giúp giảm cân.
    • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Đu đủ xanh giúp duy trì lưu lượng máu và kiểm soát hàm lượng natri có trong cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
    • Cải thiện da nhiễm trùng: Ăn đu đủ xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho da, giúp cải thiện bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, nám da, tàn nhang hoặc da bị viêm.
    • Loại bỏ độc tố: Đu đủ xanh giúp loại bỏ độc tố hoặc các hạt gốc tự do ra khỏi cơ thể. Các sợi nhuận tràng của đu đủ xanh còn giúp đào thải các chất độc gây ung thư ra khỏi cơ thể qua đường ruột, làm giảm táo bón, trĩ và tiêu chảy.
    • Kiểm soát các vấn đề về tiêu hoá: Đu đủ xanh có đặc tính chống ký sinh trùng và chống amip có thể điều chỉnh nhu động ruột, làm giảm táo bón, khó tiêu, trào ngược axit, loét, ợ chua và các vấn đề về dạ dày.
    • Phát triển tuyến vú: Các enzyme có trong đu đủ xanh sẽ phát triển tuyến vú và tăng sản xuất hormone nâng ngực. Hàm lượng vitamin A trong đu đủ còn kích thích sự tiết ra estrogen trong buồng trứng và nội tiết tố nữ.
    • Giảm viêm: Đu đủ xanh có đặc tính chống viêm nên có lợi cho bệnh nhân hen suyễn, viêm xương khớp, bệnh gút và viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, đu đủ còn có vitamin A giúp làm giảm viêm phổi ở người hút thuốc. Nước ép đu đủ xanh tươi cũng có thể điều trị viêm amidan.

    Mặc dù, đu đủ xanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn đu đủ xanh có lợi ích gì không? Hãy khám phá cùng MarryBaby nhé.

    Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

    Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?
    Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

    Bà bầu có ăn được canh đu đủ xanh nấu chín không? Bà bầu không nên ăn canh đu đủ hầm xương. Vì thông thường, canh đu đủ thường được chế biến từ đu đủ xanh. Đây là một nguyên liệu mà bạn không nên ăn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

    Trong đu đủ xanh hoặc đu đủ hườm hườm gần chín có chứa papain có thể dẫn đến co thắt tử cung và gây chuyển dạ sớm (2) (3). Ngoài ra, chất pepsin và papain trong đu đủ sống có thể gây cản trở quá trình thai làm tổ dẫn đến tình trạng sảy thai trong 3 tháng đầu.

    Hơn nữa, chất papain là một enzyme phân giải protein có thể làm chậm sự phát triển của tế bào và cản trở sự phát triển của mô thai. Khi bạn ăn đu đủ sống trong thai kỳ có thể làm tăng áp lực mạch máu dẫn đến xuất huyết nội hoặc chảy máu nhau thai.

    Đặc biệt, nếu bạn ăn canh đu đủ xanh có nhiều chất xơ có thể làm tăng hoạt động nhu động ruột. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra quá mức có thể tạo ra áp lực trong và xung quanh tử cung dẫn đến tình trạng sảy thai.

    Bạn đã biết bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không hay bầu ăn 1 ít đu đủ xanh có sao không. Nếu chẳng may bà bầu lỡ ăn đu đủ xanh thì có làm sao không? Hãy vào cộng đồng của MarryBaby để tìm hiểu và được các chuyên gia giải đáp cụ thể cho từng trường hợp nhé.

    Khác với đu đủ xanh, khi mang thai bạn có thể ăn đu đủ chín. Để hiểu được lý do vì sao như vậy, bạn có thể tìm hiểu thêm về bà bầu ăn đu đủ chín và những lợi ích không ngờ.

    Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không rồi. Tốt nhất, bà bầu không nên ăn món này trong thai kỳ vì tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Papayas, raw
    https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169926/nutrients
    Truy cập ngày 22/04/2024

    2. EFFECT OF UNRIPE CARICA PAPAYA ON UTERUS
    https://www.semanticscholar.org/paper/EFFECT-OF-UNRIPE-CARICA-PAPAYA-ON-UTERUS-Sumanth-Ugendra/
    Truy cập ngày 22/04/2024

    3. Options for Induction of Labour – Pregnancy Patient Information Sheet
    https://www.barwonhealth.org.au/maternity-services/images/Fact_Sheets/Options_for_Induction_of_Labour.pdf
    Truy cập ngày 22/04/2024

    4. Papaya During Pregnancy: Does It Cause Miscarriage?
    https://www.momjunction.com/articles/papaya-pregnancy-weighing-benefits-risks_00305/
    Truy cập ngày 22/04/2024

    5. Papaya (Papita) During Pregnancy: How Safe is It?
    https://parenting.firstcry.com/articles/papaya-papita-during-pregnancy-how-good-it-is-for-you/
    Truy cập ngày 22/04/2024

    6. 10 Health Benefits of Raw Green Papaya
    https://www.lybrate.com/topic/10-benefits-of-raw-green-papaya/f02f7b8763f43e2de3abd8f097fc4111
    Truy cập ngày 22/04/2024

    x