Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tình trạng nhiễm giun kim trong thời kỳ mang thai xảy ra khá phổ biến ở nhiều chị em. Hầu hết các mẹ bầu khi bị nhiễm giun kim đều lo lắng vì không biết làm cách nào để vừa chữa được bệnh mà vừa an toàn cho thai nhi. Vậy bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao? Cách trị giun kim cho bà bầu là gì để không gây hại thai nhi? Hãy cùng MarryBaby tham khảo các thông tin dưới đây để có thêm kiến thức bảo vệ thai kỳ của mình, bạn nhé.
Giun kim có màu trắng, dài khoảng 0.6-12mm, đầu hơi phình, sống ký sinh trong trực tràng hoặc ruột kết. Giun kim cái lớn hơn giun đực, thường dài từ 9-12mm. Giun kim cái thường đẻ trứng vào ban đêm và đẻ ở nếp nhăn của hậu môn. Trứng giun kim có kích thước nhỏ, có khả năng sống sót ở nhiều môi trường khác nhau nên rất dễ lây lan.
Khi giun kim đẻ sẽ tiết ra chất gây ngứa, đồng thời trứng giun kim nở thành ấu trùng có khả năng cử động nên những người nhiễm giun kim sẽ thường xuyên ngứa hậu môn vào ban đêm.
Các nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm giun kim đến từ tình trạng mất vệ sinh trong sinh hoạt. Cụ thể:
Nhiễm giun kim tuy không gây hại cho thai nhi nhưng bệnh đem đến cảm giác khó chịu và bất tiện cho chị em trong thời gian mang thai. Các bác sĩ thường khuyên những bà bầu nhiễm giun kim hạn chế dùng thuốc, nhất là trong ba tháng đầu và điều trị bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo một số cách trị giun kim cho bà bầu mà không cần dùng thuốc như sau:
Hạt bí ngô chứa hợp chất cucurbitacins, có khả năng làm tê liệt giun kim, sau đó đào thải ấu trùng này ra khỏi cơ thể. Để trị giun kim bằng hạt bí ngô, bà bầu có thể ăn trực tiếp hạt bí ngô đã nướng chín hoặc xay nhuyễn và trộn cùng mật ong để thưởng thức. Ăn hạt bí ngô lúc sáng sớm, bụng đói, với liều lượng khoảng 100g và kiên trì trong vòng 2-3 ngày, bạn sẽ thấy được tác dụng.
Trong nhựa đu đủ chín có chất papain, là một loại hợp chất có tác dụng như thuốc chống giun kim. Bà bầu ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng và ăn liên tục 3-5 ngày sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị giun kim.
Tỏi từ lâu đã được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Allicin có trong tỏi hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm ruột, các bệnh nhiễm ký sinh trùng. Phương pháp đơn giản nhất để trị giun kim là ăn từ 3-4 nhánh tỏi mỗi ngày và ăn 4-5 lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bà bầu có thể uống nước ép tỏi vào buổi sáng cũng có tác dụng trị giun kim.
Cà rốt chứa lưu huỳnh có tác dụng kháng khuẩn và tẩy giun. Bà bầu có thể uống nước ép hoặc ăn sinh tố cà rốt trước mỗi bữa ăn để hỗ trợ loại bỏ ấu trùng giun kim ra ngoài. Nước ép từ cà rốt còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho bà bầu.
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng loại bỏ các ký sinh trùng có hại cho đường ruột và hạn chế sự phát triển của giun kim. Bà bầu nên thường xuyên bổ sung dầu dừa vào các bữa ăn hàng ngày kết hợp với việc xoa dầu dừa vào khu vực cho giun kim để bệnh mau khỏi.
Bên cạnh việc áp dụng các cách trị giun kim cho bà bầu, chị em nên thực hiện lối sống sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa nhiễm giun kim.
Như vậy, nếu chẳng may nhiễm giun kim khi đang mang thai, bạn không nên quá lo lắng. Mẹ bầu có thể tham khảo cách trị giun kim cho bà bầu trong bài viết trên để điều trị căn bệnh bất tiện này. Bên cạnh đó, mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, chú ý đến môi trường sống và sinh hoạt để bệnh mau khỏi và ngăn ngừa tái phát. Nếu các triệu chứng nhiễm giun kim không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được can thiệp kịp thời nhé.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.