Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hay bầu nhịn đói có làm sảy thai không? Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby tìm hiểu trong bài dưới đây. Bạn hãy cùng theo dõi với chúng tôi nhé.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một chế độ ăn uống cân bằng các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trước khi tìm hiểu, mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không; chúng ta cần tìm hiểu những lợi ích từ dinh dưỡng mang lại cho thai kỳ nhé.
Nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hoạt động bao gồm carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước. Nhất là khi mang thai, bạn cần đảm bảo cung cấp các dưỡng chất trên đầy đủ để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi và sự tăng cân lành mạnh của mẹ trong thai kỳ.
Ngoài ra, dinh dưỡng cân đối trong thai kỳ còn giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, đồng thời giúp duy trì sức khỏe và năng lượng cho mẹ.
Bạn có thể sử dụng công cụ tăng cân nặng khi mang thai của MarryBaby để duy trì mức độ tăng cân lành mạnh trong thai kỳ nhé.
Mẹ bầu nhịn đói có sao không? Bà bầu nhịn ăn 1 ngày có sao không? Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về việc mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy; việc mẹ bầu nhịn ăn không gây ảnh hưởng đến cân nặng của em bé khi chào đời hay làm tăng nguy cơ sinh non.
Nếu bạn đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba thì không nên nhịn đói. Vì lúc này bạn cần được bổ sung thêm 200 calo trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ cho thai nhi phát triển và duy trì sức khỏe bản thân.
Hơn nữa, với phụ nữ đang phải “đối mặt” với các biến chứng thai kỳ, chẳng như tiểu đường thai kỳ tốt nhất không nên nhịn ăn. Vì nhịn ăn có thể gây khó khăn cho việc duy trì lượng đường trong máu dẫn đến biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non
Khi mẹ thiếu dưỡng chất cần thiết, cơ thể sẽ tìm cách lấy từ các dự trữ dưỡng chất có sẵn trong cơ thể, bao gồm cả mô mỡ và các nguồn dự trữ khác. Tuy nhiên, nếu mẹ không cung cấp đủ lượng dưỡng chất cho cả bản thân và thai nhi trong thời gian dài, có thể gây ra nguy cơ sảy thai.
Điều này có thể xảy ra do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết để duy trì sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc duy trì một chế độ ăn cân đối và đủ dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Bên cạnh vấn đề mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không; chắc hẳn bạn cũng rất thắc mắc không biết mẹ đói thai nhi có đói không? Điều này thoáng nghe có vẻ rất logic vì mẹ và con thường có mối dây liên kết về cảm xúc.
Thực tế, thai nhi được nhận dưỡng chất liên tục từ nhau thai và dây rốn. Việc mẹ đói có khiến con đói không chưa thể khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là; nếu mẹ bầu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi cũng không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.
Cũng có một số nghiên cứu cho rằng, thai nhi cử động nhiều hơn bình thường khi người mẹ đói bụng. Dấu hiệu thai nhi đói này có thể do việc sản xuất hormone gây đói ảnh hưởng phần nào đến hành vi của thai nhi trong tử cung.
>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai đói bụng liên tục phải làm sao?
Trong một số trường hợp, việc thai nhi đạp nhiều hay ít là dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu hoặc có vấn đề ảnh hưởng đến sự sinh tồn của thai nhi. Khi thai nhi đạp nhiều có thể là dấu hiệu thai nhi đói hoặc do lượng đường trong máu của người mẹ giảm xuống.
Tuy nhiên, khi thai nhi đạp ít hơn có thể là do cơ thể không còn đủ năng lượng để tìm kiếm thức ăn nữa. Hoặc khi lượng đường trong máu của người mẹ có quá nhiều cũng khiến thai nhi ít đạp hơn. Điều này là do lượng oxy trong cơ thể đã sử dụng để chuyển hóa glucose trong máu và chỉ còn lại rất ít dành cho hoạt động của thai nhi. Ở hai trường hợp trên thì đây là dấu hiệu rất nguy hiểm mẹ nhé!
Như vậy, mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi mang thai mẹ không nên nhịn đói, thay vào đó nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng lành mạnh nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pregnancy and Nutrition
https://medlineplus.gov/pregnancyandnutrition.html
Truy cập ngày 18/03/2024
2. Pregnancy Nutrition
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/pregnancy-nutrition/
Truy cập ngày 18/03/2024
3. Religious fasting – pregnancy and breastfeeding
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/religious-fasting-pregnancy-and-breastfeeding
Truy cập ngày 18/03/2024
4. Fasting in pregnancy
https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/nutrition-in-pregnancy/fasting-pregnancy
Truy cập ngày 18/03/2024
5. Fetal response to maternal hunger and satiation – novel finding from a qualitative descriptive study of maternal perception of fetal movements
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25154868/
Truy cập ngày 18/03/2024
6. How Much Should My Baby Move During Pregnancy?
https://www.news-medical.net/health/What-Does-it-Mean-if-Your-Baby-is-Very-Active-or-Very-Still-During-Pregnancy.aspx
Truy cập ngày 18/03/2024