Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/11/2020

10 kỹ năng xã hội nên dạy bé 0-3 tháng và từ 1 tuổi

10 kỹ năng xã hội nên dạy bé 0-3 tháng và từ 1 tuổi
Kỹ năng xã hội không phải là những kiến thức cơ bản có thể học được ngày một ngày hai. Vì vậy, đừng đợi đến khi quá muộn mà hãy bắt đầu dạy con những kỹ năng xã hội cần thiết nhất khi bé bước qua năm đầu đời, mẹ nhé!

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi

1. Chơi với con

Hãy vui vẻ cùng bé. Chơi với bé. Hãy tận hưởng những phút giây bên cạnh bé và làm bé cảm thấy được cưng nựng và yêu thương. Chỉ cần bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc khi ở bên cạnh bé thì đó chính là món quà tuyệt vời nhất mà bạn dành tặng con.

2. Biểu lộ tình yêu thương

Hãy yêu thương bé bằng một tình yêu vô điều kiện, nghĩa là bạn đang giúp bé nhận thức được “tầm quan trọng” của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình.

3. Ôm ấp bé

Nếu bạn thích ôm ấp bé vào lòng thì cứ ôm con thật nhiều vào. Bé cũng thích được bên ở cạnh bố mẹ, được ôm chặt vào lòng và được vuốt ve êm ái.

kỹ năng xã hội
Ôm bé vào lòng để bé hiểu được tình yêu thương của cha mẹ

4. Dành thời gian cho bé

Hãy ôm hôn bé càng nhiều càng tốt. Vuốt ve bé, massage nhẹ nhàng cho bé.

5. Trò chuyện cùng bé

Hãy thủ thỉ trò chuyện với bé. Kể cho bé nghe bạn đang làm gì, bạn đang thấy gì. Hãy chỉ cho bé những đồ vật… Bé sẽ trở nên ghiền với bất kỳ câu chuyện kể nào của mẹ.

6. Nhìn thẳng vào mắt

Hãy nhìn âu yếm vào mắt bé khi bạn cho bé ăn, thay tã và tắm rửa. Có như thế, bé mới nhìn lại vào mắt bạn. Sự giao tiếp không lời qua ánh mắt này sẽ giúp hình thành lòng tin cậy và sợi dây liên kết giữa bạn và bé.

10 kỹ năng xã hội nên dạy bé từ 1 tuổi

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có tính cách khác nhau. Nếu muốn con trở thành một người có nhân phẩm tốt thì mẹ không nên bỏ qua 10 kỹ năng xã hội mà phải học từ lúc 1 tuổi dưới đây.

1. Chia sẻ đồ chơi với bạn

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã muốn sỡ hữu những gì mà mình muốn hoặc cố gắng dành lấy đồ chơi từ tay bạn mặc dù món đồ đó trẻ không hề thích. Đây là tính cách “xấu” mà hầu như bé nào cũng có và bé sẽ dùng “vũ lực”, sự khóc lóc thảm thiết để có được điều mình muốn.

kỹ năng xã hội 2
Chia sẻ đồ chơi là kỹ năng cần thiết phải dạy trẻ khi được 1 tuổi

Để giải quyết, mẹ nên chủ động cho con chơi chung với nhiều bạn bè hơn, đưa cho bé một số đồ chơi và dạy con cách chia sẻ đồ chơi ấy với bạn. “Con cho bạn mượn chiếc xe này đi, lát bạn sẽ trả lại cho con”, “con chơi cái này còn cái kia để bạn chơi nha, một lát thì đổi lại được không?”… Bạn có thể dùng những câu nói tương tự để giúp bé rèn luyện kỹ năng này.

2. Cùng ăn uống chung

Ngoài việc chia sẻ đồ chơi, bạn nên dạy bé biết cách chia sẻ những gì mà mình có chẳng hạn như đồ ăn, thức uống…

Trẻ nhỏ sẽ không bao giờ sẵn sàng cho hết những gì mà mình có trong tay, vì vậy khi dạy trẻ kỹ năng này, mẹ cũng nên thật khéo léo. Hãy nói với bé rằng: “Con đã có hai viên kẹo, vậy hãy cho bạn một viên nha”, hay khi bé đang uống gì đó bạn cũng có thể nói “cho mẹ (bố) uống với”… Nên thực hiện liên tục để giúp bé nhận thức được rằng mọi thứ đều có thể chia sẻ. Và sẽ thật hãnh diện biết bao khi con bạn được khen là “thảo ăn” phải không?

3. Dạy trẻ biết yêu thương

Đây không chỉ là một kỹ năng mà còn là một đức tính quan trọng của con người. Mẹ nên dạy con cách yêu thương bản thân mình và yêu thương tất cả những người xung quanh. Hành động cụ thể hằng ngày của bố mẹ giúp trẻ noi gương theo.

4. Biết nói lời cảm ơn

Lời cảm ơn thể hiện mình là con người văn minh, hiểu biết và đây cũng là quy tắc cơ bản của ứng xử lịch sự. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự biết ơn của bản thân khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Sau khi sinh, ngay khi mới bập bẹ biết nói, mẹ có thể dạy bé nhận thức được điều này bằng cách nói “ạ”. Sau đó dần thay thế bằng từ cảm ơn.

kỹ năng xã hội 1
Lời cảm ơn không hề khó nói, bé nên biết kỹ năng càng sớm càng tốt

Để giúp con hiểu và học hỏi được nhanh hơn, cha mẹ nên chủ động đưa lời cảm ơn vào những tình huống cụ thể. Nhờ con lấy một cái gì đó, mẹ cũng đừng ngần ngại thể hiện lời cảm ơn với con, mẹ nhé!

5. Tự chủ động khi ăn

Ăn uống là hoạt động cá nhân, do đó mẹ cần cho trẻ học cách tự ăn ngay từ sớm. Đừng tạo cho bé thói quen ỷ lại khi đã 4-5 tuổi hoặc thậm chí có thể hơn mà vẫn đợi người khác đút ăn từng thìa.

Tập cho con cách tự chủ khi ăn, tự biết xúc cơm cũng là cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ. Ngoài ra, mẹ nên dạy cho bé thêm những phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố để đánh giá tính cách của một người.

6. Biết lắng nghe người khác

Lắng nghe người khác là một kỹ năng xã hội quan trọng không thể thiếu. Mẹ sẽ thường thấy hầu hết mọi trẻ đều quay mặt đi khi không hài lòng về những gì mà người đối diện đang nói.

Để dạy trẻ kỹ năng này, cha mẹ nên giải thích cho bé hiểu rằng có người đang nói chuyện với con. Tìm nhiều cách thu hút sự chú ý của trẻ, hoặc có thể dùng biện pháp “rắn” hơn đối với bé quá cứng đầu cứ quay ngoắt đi khi người khác đang nói.

7. Hỏi trước ý kiến người khác

Trẻ nhỏ thường hành động theo bản năng và sẽ tự ý lấy tất cả mọi thứ mình muốn mà không cần phải xin phép, hỏi ý kiến người khác. Đây là một thói quen xấu mà mẹ cần chỉnh sữa ngay cho bé.

Mẹ nên dạy con biết khi muốn có thứ gì đó thì hãy xin phép trước, đây cũng là cách bày tỏ sự tôn trọng với người khác. Ngược lại, người lớn cũng cần tôn trọng bé để bé có thể nhận thức sâu sắc về vấn đề này mà không phải thực hiện một cách thụ động.

8. Học cách nói lời xin lỗi

Khi làm sai phải biết xin lỗi để nhận sự tha thứ của người khác và lời xin lỗi cũng dùng để thể hiện nét văn minh, lịch sự. Vì vậy, hãy dạy bé học cách nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm, ngoài ra đây cũng là cách thức rèn luyện lòng dũng cảm khi đối mặt với lỗi lầm của mình.

Không chỉ trẻ mà ngay cả bản thân người lớn cũng cần phải “xin lỗi” với bé khi đã làm sai việc gì đó. Để bé có thể hiểu cảm giác khi nhận được lời xin lỗi từ người khác.

9. Cư xử dịu dàng với người khác

Trẻ nhỏ thường cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi người khác có thái độ la mắng, cư xử không hòa nhã. Vì vậy, khi tiếp cận với trẻ người lớn, hãy dùng tình cảm yêu thương, hành động nhẹ nhàng để tạo cho bé cảm giác an toàn, thoải mái. Và đây cũng là điều giúp trẻ học được cách cư xử dịu dàng khi tiếp xúc với người khác.

10. Dùng lời nói thay vì nắm đấm

Ai cũng biết rằng trẻ nhỏ rất dễ bực tức và nổi cáu, hậu quả của cảm xúc này chính là phản xạ đưa tay lên đánh trả. Đây là cách giải quyết hoàn toàn sai trái mà mẹ cần chỉnh ngay và luôn cho con, mẹ nhé! Ngay cả bố mẹ cũng vậy, không nên dùng hành động để “dạy bảo” trẻ vì trẻ sẽ học theo cách ứng xử đó.

Hy vọng với 10 kỹ năng xã hội trên, bạn có thể áp dụng và dạy bảo trẻ một cách thành công để giúp con lớn lên trở thành người có ích cho xã hội.

Kỹ năng xã hội: Nền tảng cho sự thành công của trẻ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, sự phát triển cảm xúc của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển kỹ năng xã hội của bé. Khi trẻ học được cách kiềm chế cảm xúc, bé cũng học được khả năng giải quyết vấn đề và quá trình chơi đùa của bé với những bé xung quanh cũng suôn sẻ hơn. Tương tự, những bé có thể hiểu được cảm xúc của người khác sẽ có khả năng cảm thông và nhường nhịn tốt hơn trong khi chơi.

Kỹ năng xã hội

Làm gì để giúp con phát triển các kỹ năng xã hội?

– Để nuôi dưỡng lòng cảm thông và phát triển những chuẩn mực đạo đức cơ bản cho bé, trước tiên, mẹ nên dạy con về ý thức cộng đồng, về những ảnh hưởng của bé đến những người xung quanh.

– Làm gương cho bé: Nếu nhận thấy bé cưng có cách cư xử không tốt, việc đầu tiên mẹ cần làm là xem xét lại hành vi của những người lớn trong gia đình. Rất có thể, chính bạn đang trở thành một tấm gương xấu cho bé. Trẻ em rất dễ bắt chước những cử chỉ, lời nói của bố mẹ và người thân. Vì vậy, muốn con cư xử tốt, bạn phải là người đi tiên phong.

– Khuyến khích bé làm việc nhà mỗi ngày, và tất nhiên, đừng quên nhận lời khi bé cần sự trợ giúp từ mẹ.

– Giúp bé phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân và khả năng của mình. Lòng tự trọng có ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng phát triển về mặt xã hội của trẻ.

– Mẹ nên áp dụng những hình phạt khi trẻ làm sai, và tất nhiên, không thể thiếu những lời khen ngợi, hay những món quà mỗi khi bé cư xử đúng.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hội nhóm.

– Dạy bé cách chờ đợi và làm theo những quy tắc sẵn có.

– Tạo nhiều cơ hội cho bé vui chơi với các bạn đồng trang lứa.

Lưu ý dành cho mẹ

Tùy độ tuổi, sự giáo dục và tính cách, quá trình phát triển kỹ năng xã hội của từng bé cũng sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, có những bé dễ dàng kết bạn nhưng cũng có những bé khó làm quen bạn mới. Có trẻ nhút nhát nhưng cũng không thiếu những trẻ dạn dĩ khi tiếp xúc với môi trường mới. Do đó, mẹ đừng nên so sánh hoặc tỏ ra gay gắt nếu như bé có vẻ “hơi chậm” so với những bé cùng trang lứa. Chỉ là con đang có nhịp độ phát triển của riêng mình mà thôi.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên thường xuyên quan sát hành động cũng như cách ứng xử của bé khi gặp những tình huống khác nhau. Bé có cần sự hỗ trợ để hòa nhập? Bé có cảm thấy tự tin? Khi xử lý tình huống, bé có xu hướng phát triển khả năng nào vượt trội? Dựa trên những quan sát của mình, mẹ có thể từ từ giúp con phát triển những mặt hạn chế. Giống như quá trình tập đi, tập nói, những kỹ năng xã hội của bé cũng cần có sự hỗ trợ và thực hành nhiều lần.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x