Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Xương cụt là một xương nhỏ hình tam giác nằm ở gốc cột sống, ngay trên đỉnh mông. Nó được tạo thành từ 3-5 đốt sống cuối cùng của cột sống và được gắn vào đáy cột sống bằng các dây chằng. Xương cụt rất quan trọng vì nó giúp mẹ ổn định khi ngồi.
Mẹ bị đau xương cụt sau sinh là do sự bất ổn định của xương cụt, khiến các khớp lân cận bị viêm, đặc biệt là khớp vùng chậu). Cơn đau ở xương cụt sẽ có nhiều cấp độ từ nhẹ đến dữ dội và thường đau nhiều hơn khi ngồi, đứng hoặc ngả người tựa lưng vào ghế.
Trước khi tìm hiểu cách giảm đau xương cụt sau sinh, mẹ cần biết nguyên nhân gây đau xương cụt là gì. Đau xương cụt sau sinh có thể do:
Trong tam cá nguyệt thứ ba, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone relaxin giúp xương cụt linh hoạt hơn để nới lỏng các dây chằng vùng chậu và tạo điều kiện cho em bé đi xuống ống sinh trong quá trình sinh nở. Bởi các dây chằng lỏng lẻo hơn có thể dễ bị xoắn (bong gân) hoặc căng trong khi sinh.
Vì các cơ sàn chậu gắn liền với xương cụt. Hơn nữa, khi mang thai, nhất là những tháng cuối, trọng lượng của em bé ngày càng lớn sẽ gây thêm áp lực lên xương cụt của mẹ.
Áp lực đầu của bé đi qua ống sinh có thể khiến xương cụt bị bầm tím, thậm chí có thể dẫn đến trật khớp, hoặc gãy xương cụt. Tuy khả năng gãy xương rất hiếm xảy ra, nhưng một số mẹ bầu có thể nghe tiếng nứt hoặc vỡ xương cụt lúc sinh em bé.
Mẹ có nhiều khả năng bị thương xương cụt khi chuyển dạ nếu thai nhi quá lớn hoặc thai nhi ở ngôi chẩm sau. Ở ngôi này, cổ thai nhi thường bị thay đổi, khiến đường kính lọt lớn hơn của đầu thai phải đi qua xương chậu.
>>Mẹ có thể quan tâm: Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa thế nào mới là an toàn?
Mẹ cũng có thể bị đau xương cụt sau sinh nếu bác sĩ sử dụng máy hút hoặc kẹp trong khi sinh.
Mẹ bị thiếu canxi do quá trình mang thai và sinh con, dẫn đến dễ bị loãng xương cột sống sau sinh.
Chế độ ăn uống sau khi sinh của mẹ không đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, thiếu chất cũng là nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh.
>>Mẹ có thể quan tâm: Mẹ mới sinh nên ăn gì? 13 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày
Mẹ có thể đã có tiền sử bị các bệnh lý ở cột sống như chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp cột sống…
Mẹ có chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, kèm với thói quen ngồi nhiều, khiến các dây chằng cột sống, vùng xương chậu khó phục hồi tốt.
>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân: Mách mẹ 7 cách khắc phục cực dễ!
Một số triệu chứng phổ biến khi bị đau xương cụt sau sinh là:
Đau xương cụt sau sinh nhìn chung không nguy hiểm và có thể khỏi sau sinh một thời gian. Trung bình, một phụ nữ sẽ mất 6 tuần để phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau xương cụt sau sinh kéo dài hơn 3 tháng sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính. Xương cụt bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống, suy giảm chức năng hệ vận động.
Hầu hết tình trạng sau sinh bị đau xương cụt có thể được điều trị tại nhà bằng nước đá và thuốc giảm đau không kê đơn. Trường hợp cơn đau xương cụt sau sinh không thuyên giảm trong vài tuần, mẹ có thể phải tiêm corticosteroid hoặc thuốc phong bế dây thần kinh.
Để biết chắc chắn nguyên nhân để xác định hướng điều trị phù hợp, bác sĩ có thể đề xuất bạn chụp X-quang hoặc chụp CT để chẩn đoán và đưa ra cách điều trị.
Hầu hết các vết thương ở chỗ này đều tự lành. Tuy nhiên, bác sĩ có thể hỗ trợ mẹ để vết thương lành nhanh hơn.
Nếu tình hình cơn đau xương cụt sau sinh không cải thiện, tốt nhất, mẹ nên thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, điều trị.
Xương cụt bị bầm tím sẽ tự lành trong vòng khoảng 4 tuần. Nhưng xương cụt bị gãy có thể mất đến 8 tuần để chữa lành và các cơn đau do căng cơ hoặc viêm các dây chằng xung quanh có thể kéo dài hơn.
Mẹ không nên mang thai lần nữa nếu tình trạng đau xương cụt sau sinh chưa lành hẳn. Hơn nữa, các phương pháp điều trị chấn thương xương cụt cũng không tốt cho mẹ bầu.
Tóm lại, nếu mẹ bị đau xương cụt ở lần sinh này thì không có nghĩa mẹ sẽ bị đau tương tự ở lần sinh tiếp theo. Nhưng nếu mẹ có dự định mang thai lần nữa, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có kế hoạch sinh nở an toàn cho cả mẹ lẫn con.
>>Mẹ có thể quan tâm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng đau xương cụt sau sinh. Hy vọng mẹ đã nắm được nguyên nhân gây bệnh và cách giảm đau hiệu quả để sớm phục hồi sau sinh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Coccyx pain following childbirth
https://www.royalberkshire.nhs.uk/media/jxpjwfvu/physio-coccyx-pain-following-childbirth_oct20.pdf
Truy cập ngày 23/11/2022
2. Coccyx pain in women after childbirth
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30862389/
Truy cập ngày 23/11/2022
3. What to do when pregnancy becomes a pain in the tailbone
https://utswmed.org/medblog/tailbone-pain-during-pregnancy/
Truy cập ngày 23/11/2022
4. Coccydynia: An Overview of the Anatomy, Etiology, and Treatment of Coccyx Pain
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3963058/
Truy cập ngày 23/11/2022
5. Coccydynia (Tailbone Pain)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10436-coccydynia-tailbone-pain
Truy cập ngày 23/11/2022