Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 4 tuần trước

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng - Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng - Nguyên nhân và cách điều trị
Chuyện ăn, ngủ và đi ngoài của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng trong năm đầu đời của bé. Đó cũng là lý do vì sao khi các mẹ vô cùng lo lắng khi, thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng,có màu lạ, mùi lạ, hoặc bất kỳ tình trạng bất thường nào. Nhất là những mẹ bỉm lần đầu có con.

Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng là gì? Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để điều trị dứt điểm? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chỉ ra cho mẹ các dấu hiệu, phân biệt, cũng như là cách điều trị sao cho phù hợp.

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng không phải lúc nào cũng đáng lo. Vì ruột tiết ra chất nhầy một cách tự nhiên để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Đôi khi, em bé có thể đi ngoài kèm chất nhầy này trong phân của mình mà không do bất kỳ bệnh lý nào. Chất nhầy có thể trông giống như vệt hoặc dây nhầy. Đôi khi chất nhầy có dạng như thạch.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể có nhiều chất nhầy trong phân vì phân của trẻ đi qua ruột tương đối nhanh. Nhưng có những trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng có thể là báo hiệu tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng, dị ứng,…

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra chất nhầy?
Trẻ sơ sinh đi ngoài khi nào biết là biểu hiện sinh lý hay bệnh lý

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nhầy màu vàng do bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút (cúm dạ dày) có thể kích thích ruột và dẫn đến viêm. Kết quả là làm tăng chất nhầy trong phân của trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng khác có thể cho thấy nhiễm trùng bao gồm sốt và khó chịu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng có thể đi ngoài ra phân xanh. Một số máu thậm chí có thể có trong những trường hợp quá kích ứng.

Khi bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn; mẹ thường thấy phân con có máu cùng với chất nhầy.

>> Xem thêm: “Bắt bệnh” thông qua tình trạng táo bón ở trẻ em

2. Bé bị dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn có thể gây viêm. Tình trạng viêm gây ra tăng tiết chất nhầy; dẫn đến phân của trẻ có nhiều chất nhầy màu vàng hơn. Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện trong vòng hai tháng đầu đời của trẻ.

Các dấu hiệu cho thấy em bé có thể bị dị ứng thực phẩm bao gồm: kén chọn và khó điều khiển; nôn mửa; phân có máu.

3. Mọc răng

Trẻ mọc răng thường cáu kỉnh có thể kèm theo triệu chứng đi ngoài có chất nhầy màu vàng trong phân. Lý do là vì lượng nước bọt dư thừa và cơn đau do mọc răng có thể kích thích ruột, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài dư thừa chất nhầy màu vàng.

Trẻ mọc răng có thể kèm theo triệu chứng đi ngoài có chất nhầy màu vàng trong phân

4. Bệnh lý xơ nang

Trẻ sơ sinh bị xơ nang trong phân có thể chứa dịch nhầy màu vàng khi trẻ đi ngoài. Đồng thời có mùi hôi và đặc sệt như mủ. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ như chậm tăng cân; gây biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng do dư thừa chất nhầy. Nhất là phổi, tuyến tụy và ruột.

5. Lồng ruột ở trẻ sơ sinh

Lồng ruột là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể xảy ra khi ruột của trẻ sơ sinh bị quấn vào nhau. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế vì lưu lượng máu bị mất đến ruột và phân bị tắc nghẽn.

Do đó, bé có thể chỉ đi tiêu được chất nhầy đã được bài tiết bên dưới khu vực bị tắc nghẽn. Phân thường giống như thạch màu đỏ sẫm. Các triệu chứng khác của lồng ruột bao gồm: đau bụng thường xuyên; nôn mửa; máu trong phân; hôn mê hoặc buồn ngủ cực độ.

>> Xem thêm: Trẻ bị lồng ruột: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

6. Những lý do khác

  • Chưa tiêu hóa hết thức ăn: Phân bé lỏng, sủi bọt và có chất nhầy có thể do chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa nên đường ruột bị kích thích.
  • Vi khuẩn có hại xâm nhập: Môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia xâm nhập gây tiêu chảy. Biểu hiện thường là sốt, đau bụng phân thường có nhầy đôi khi lẫn máu.
  • Xuất hiện Rotavirus: Rotavirus lây nhiễm qua việc tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Virus này có khả năng gây bệnh viêm dạ dày gây tổn thương lớp lót bên trong của ruột.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng khi nào là bất thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài là bình thường hay bất thường khi có nhầy màu vàng:?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng khi nào là bất thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhiều chất nhầy màu vàng kèm với các triệu chứng khác như đi ngoài ra máu; đau bụng; thay đổi thói quen đại tiện thì rất có thể là do bệnh lý nguy hiểm.

Ngay khi thấy bé đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày mẹ sẽ nghĩ ngay tới tiêu chảy. Tuy nhiên, với những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì có thể đi ngoài đến 7 lần/ngày. Đôi khi phân của bé còn có nước hoa cà, hoa cải hoặc là bọt.

Thế nên, để phân biệt việc trẻ sơ sinh đi ngoài là bất thường hay không, mẹ sẽ cần theo dõi bé thêm. Cụ thể là nếu trẻ không sốt, ăn ngủ bình thường, tăng cân đều đặn thì mẹ không cần quá lo lắng. Vì tình trạng sẽ tự khỏi.

Trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường, mẹ cần đưa bé đi đến các sơ sở y tế để kiểm tra. Việc khám trực tiếp cùng với các xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng là như thế nào.

>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhầy vàng có phải tiêu chảy?

Phân trẻ có nhầy

Tiêu chảy gây phân lỏng, dạng nước và khiến các bé đi ngoài có nhầy màu vàng. Tuy nhiên ở trẻ bú mẹ, phân thường lỏng và chảy nước nhiều. Vì vậy rất khó phân biệt khi nào bé bị tiêu chảy, khi nào là đang đi ngoài bình thường nhưng có nhầy vàng. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng tiêu chảy của trẻ sơ sinh:

  • Đi tiêu thường xuyên, nhiều hơn bình thường
  • Bé thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, căng cơ và thực hiện các cử động bất thường
  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước, đi tiểu ít hơn
  • Tiêu chảy có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, dị ứng. Nếu nó kéo dài mà không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước nguy hiểm. Vì thế, với trẻ dưới 3 tháng tuổi đi ngoài có nhầy màu vàng hoặc bị tiêu chảy liên tục trong 1-2 ngày thì mẹ cần cho bé khám.

    Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng mẹ nên làm gì?

    Cách điều trị bé đi ngoài

    Để chọn phương pháp điều trị tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy màu vàng, mẹ cần biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.

    Với những trường hợp trẻ bị đi ngoài có nhầy màu vàng kèm theo dấu hiệu bất thường; thì tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ như:

    • Trẻ bị nhiễm trùng dạ dày do virus: Bác sĩ có thể chỉ định việc trẻ cần bổ sung nước và uống thuốc hạ sốt.
    • Nếu trẻ bị dị ứng: Bác sĩ có thể sẽ cần mẹ điều chỉnh chế độ ăn kiêng phù hợp với những bà mẹ đang cho bú. Cụ thể là hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm từ sữa bò ra khỏi bữa ăn.
    • Bé đi ngoài có chất nhầy màu vàng do bú sữa công thức: Bác sĩ có thể khuyên mẹ thử đổi qua một loại sữa khác.
    • Trẻ sơ sinh bị lồng ruột: Nếu lồng ruột là nguyên nhân khiến chất dịch nhầy màu vàng trong phân của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục sự cố chống chéo tại ruột.

    Tóm lại, phần lớn trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng chỉ là một tình trạng sinh lý bình thường. Song, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh, mẹ cần tiếp tục theo dõi bé; cũng như đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Significant comorbidity of necrotizing enterocolitis with non-IgE-mediated gastrointestinal food allergy in non-premature babies
    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0091674917323497
    Ngày truy cập: 17.04.2023

    2. Characteristics of allergic colitis in breast-fed infants in the absence of cow’s milk allergy
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3699042/
    Ngày truy cập: 17.04.2023

    3. Diaper Decoder
    https://static.abbottnutrition.com/cms-prod/abbottfamily.com.sg/img/Diaper_Decoder_Poster_v2.pdf
    Ngày truy cập: 17.04.2023

    4. Diarrhea
    https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/diarrhea/
    Ngày truy cập: 17.04.2023

    5. The gastrointestinal mucus system in health and disease
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3758667/
    Ngày truy cập: 17.04.2023

    6. Baby’s Poop
    https://www.llli.org/babys-poop/
    Ngày truy cập: 17.04.2023

    x