Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi nhận thấy tình trạng táo bón ở trẻ, nhiều mẹ cũng thử tìm kiếm các loại thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân cho bé dễ đi ngoài. Mặc dù các loại thuốc nhuận tràng là có công dụng, nhưng mẹ cũng cần biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn cho con.
Thuốc làm mềm phân cho bé (stool softener) là thuốc thuộc nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng giúp giảm tình trạng táo bón. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng khả năng hấp thụ nước và chất béo của phân. Nhờ đó mà phân trở nên mềm hơn và giúp bé đi ngoài dễ hơn.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc làm mềm phân cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón. Nhưng để đánh giá có nên dùng hay không; cha mẹ phải hỏi ý kiến và nhận chỉ định từ bác sĩ; tuyệt đối không tự ý sử dụng loại thuốc này cho bé.
Mặc dù tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tự khỏi nhờ vào chế độ ăn uống phù hợp. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, các bác sĩ Nhi Khoa cũng có thể chỉ định một số thuốc nhuận tràng; hoặc thuốc làm mềm phân cho bé như sau:
Đây là nhóm thuốc chứa phần lớn chất xơ từ vỏ, hạt, cũ,..Khi trẻ uống vào, thuốc sẽ phát huy công dụng bằng cách hút nước từ ruột làm cho phân mềm và lớn hơn. Tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.
Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào phân; giúp cho phân mềm hơn và bé có thể dễ dàng tống ra ngoài mà không cần rặn. Nhờ đó mà bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Thuốc nhuận tràng cho trẻ nhóm này có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài. Một số thuốc điển hình thuộc nhóm này như Lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol, Microlax).
Loại thuốc nhuận tràng Duphalac có công dụng làm mềm phân, hỗ trợ cải thiện nhu động ruột, cải thiện triệu chứng cấp tính của tình trạng táo bón. Duphalac đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trên trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.
Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.
Các nhóm thuốc trên đây là các loại thuốc không kê đơn (OTC). Nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đồng thời có thể dễ tìm mua tại các quầy thuốc bán lẻ.
>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Như đã nêu ở trên, việc dùng thuốc làm mềm phân cho bé cần có sự chỉ định và tham vấn từ bác sĩ nhi khoa.
Hầu hết các loại thuốc làm mềm phân cho bé đều được đánh giá là an toàn. Nhưng thuốc sẽ không thể phát huy tối đa công dụng nếu cha mẹ không cho bé sử dụng đầy đủ liều lượng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau.
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện Nhi Trung Ương đưa ra một số lưu ý cho cha mẹ khi sử dụng các loại thuốc nhuận tràng; thuốc làm mềm phân cho bé như sau:
Bên cạnh đó, nếu trẻ đang gặp phải tình trạng táo bón kéo dài; đi ngoài ra máu; kèm theo mệt mỏi bỏ bú chán ăn; chướng bụng,..Cách tốt nhất là cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy, hạt trắng có đáng lo ngại không?
Câu trả lời là CÓ. Vì thành phần chính của thuốc làm mềm phân cho bé là Glycerine. Đây là một chất giúp bôi trơn lớp lót hậu môn khi được đặt bên trong trực tràng. Miễn sao cha mẹ cần đảm bảo là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Để chọn được loại thuốc nhuận tràng phù hợp, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân tại sao trẻ bị táo bón. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng của bé đã dần thuyên giảm, cha mẹ cũng nên giảm dần liều lượng thuốc cho con; và nhớ là không ngưng thuốc đột ngột.
Để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ có thể gợi ý cho cha mẹ vài cách sau đây:
Nếu bé từ 9 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể kèm thêm quả mận, quả mơ hầm vào bữa ăn của trẻ. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé ăn ngũ cốc để làm giảm tình trạng táo bón sớm nhé.
>> Cùng thắc mắc với mẹ:
Nhìn chung, thuốc làm mềm phân cho bé là an toàn nếu được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu có ý muốn sử dụng thuốc cho bé nếu nhận thấy con bị táo bón và đi ngoài phân cứng nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Điều trị chứng táo bón ở trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung Ương
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/dieu-tri-chung-tao-bon-o-tre-em.html
Ngày truy cập: 05.04.2023
2. Infant and toddler health
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-constipation/faq-20058519
Ngày truy cập: 05.04.2023
3. Constipation: Infant
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-infant
Ngày truy cập: 05.04.2023
4. Infant Constipation
https://www.nuh.com.sg/Health-Information/Diseases-Conditions/Pages/Infant-Constipation.aspx
Ngày truy cập: 05.04.2023
5. Constipation in babies
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies
Ngày truy cập: 05.04.2023