Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trước khi biết trẻ bị sởi nên kiêng gì, mẹ cũng nên biết các giai đoạn của sởi và những thực phẩm nên bổ sung trong từng giai đoạn này nhé?
Bệnh sởi (Measles) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Các triệu chứng của sởi sẽ kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
Bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều được chia ra làm 3 giai đoạn chính:
Bên cạnh vấn đề trẻ bị sởi nên kiêng gì, mẹ cũng nên biết trẻ bị sởi nên ăn gì ở các giai đoạn nhé!
– Giai đoạn toàn phát sởi: Mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ:
– Giai đoạn có biến chứng: Nếu đến giai đoạn này trẻ có các dấu hiệu sốt cao, khó thở,… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
– Giai đoạn bệnh lui:
Nên cho trẻ nghỉ ngơi và tăng thêm lượng thức ăn để trẻ sớm trở về trạng thái bình thường.
>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao? Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào sẽ khiến bé bị nóng, nhiều chất béo. không tốt cho trẻ đang bị sởi. Mẹ nên thay món chiên xào thành món luộc, hấp, súp, cháo thanh đạm.
Thức ăn đóng hộp thường chứa nhiều phẩm màu và chất bảo quản, dễ khiến bé bị dị ứng, viêm họng còn có thể gây ung thư.
Mẹ nên tự chế biến cho trẻ ăn vì chúng vừa ngon, bổ và rẻ. Mẹ có thể tham khảo trên MarryBaby một số món như: cháo bắp, cháo khoai tây, cháo óc chó, súp cà chua,…
>> Mẹ có thể tham khảo: 10 món ăn vặt cho bé 2 tuổi dễ làm, bé ăn nhem nhẻm
Các loại thịt đỏ, phô mai, bơ thực vật,… đều chứa một lượng protein rất cao. Nhiều đạm trong cơ thể sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Bé có thể bị dị ứng và nổi mề đay. Tình trạng này khó phân biệt với ban sởi trước đó do ban sởi mọc dày đặc. Điều này khiến việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn; và nếu tình trạng dị ứng nặng điều trị chậm trễ sẽ khiến trẻ nặng hơn.
Trẻ bị sởi kiêng gì? Bé nên tránh ăn ớt, tiêu, gừng, quế,… vì lúc này cơ thể bé đang nóng sẵn, ăn các thực phẩm này vào có thể làm tình trạng sốt nặng hơn, thậm chí gây co giật.
Những thực phẩm có mùi tanh từ thủy – hải sản như cá, tôm, cua, mực, nghiêu hay thịt gà, thịt vịt cũng không nên cho trẻ ăn khi mắc sởi, nhất là giai đoạn sởi bắt đầu lặn. Những thực phẩm này làm nặng thêm chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và dễ gây ngứa, chốc lở ngoài da.
Các loại nước ngọt có ga không có chất dinh dưỡng sẽ khiến bé bị nóng và gây mất nước. Mẹ nên thay nước có ga thành nước suối, nước ép để tăng tốt cho sức khỏe bé hơn.
Dị ứng ở trẻ có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm như: nổi mẩn chàm, nôn, tiêu chảy, co thắt đường thở,… Tình trạng này làm nặng hơn bệnh sởi trẻ đang mắc vì vậy mẹ cần nên lưu ý để tránh các loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ.
Aspirin là thuốc để uống trị cảm, giảm đau, hạ sốt. Thê nhưng nếu cho trẻ dưới 3 tuổi uống aspirin dễ khiến bé mắc hội chứng Reye(một dạng hiếm gặp bệnh não cấp tính). Thay vào đó mẹ nên cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt.
Trẻ bị sởi nguyên nhân là do virus. Vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh, tắm rửa, đánh răng cho bé để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus. Mẹ cũng nên vệ sinh chăn ga giường. Dùng máy tạo độ ẩm để hạn chế vi khuẩn ở môi trường xung quanh bé.
Trẻ sơ sinh bị sởi không cần phải kiêng tắm. Việc tắm cho bé bị sởi, đặc biệt là tắm một số loại lá có tác dụng kháng khuẩn tốt như trà xanh, khổ qua,… còn giúp trẻ sơ sinh mau khỏi bệnh, giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy.
Dù không kiêng nước nhưng trẻ bị sởi cần kiêng gió tự nhiên. Nếu sợ trẻ sơ sinh nóng, mẹ có thể dùng quạt, hoặc máy lạnh cho bé đều được.
Với bài viết này chắc hẳn vấn đề trẻ bị sởi kiêng gì không còn là nỗi trăn trở của nhiều mẹ nữa. Hy vọng thông tin hữu ích để giúp bé vượt qua căn bệnh sởi lì lợm này nhanh chóng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Measles
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/symptoms-causes/syc-20374857
Ngày truy cập: 14/09/2022
2. Rubeola (Measles)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557716/
Ngày truy cập: 14/09/2022
3. Measles
https://apic.org/monthly_alerts/measles/
Ngày truy cập: 14/09/2022
4. Measles in babies and children
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/measles-in-babies-and-children
Ngày truy cập: 14/09/2022
5. Foods high in zinc
https://www.healthdirect.gov.au/foods-high-in-zinc
Ngày truy cập: 14/09/2022