Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật Tuần trước

Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Trẻ trong độ tuổi dậy thì sẽ có nhiều sự thay đổi, đôi lúc khiến bố mẹ choáng ngợp và nghĩ rằng con đang hỗn láo.

Vì sao trẻ dậy thì hỗn láo? Và bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Trong bài viết, MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc của bố mẹ.

Vì sao con tuổi dậy thì hỗn láo?

Để bố mẹ biết cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, trước hết, bố mẹ cần hiểu nguyên nhân vì sao trẻ hỗn láo ở độ tuổi này.

1. Sự thay đổi tâm sinh lý của tuổi dậy thì

Trong giai đoạn tuổi dậy thì, bộ não của con vẫn đang phát triển. Điều này có thể dẫn đến tâm lý của trẻ trong tuổi dậy thì thích thử nghiệm nhiều cái mới; và có những hành động bốc đồng, liều lĩnh; thậm chí tỏ thái độ chống đối xã hội nhiều hơn so với trẻ nhỏ hoặc người lớn.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ trong độ tuổi dậy thì đang phát triển tính độc lập; và các con thường sẽ muốn tách bản thân mình khỏi bố mẹ để giành sự tự chủ. Để đạt mục tiêu đó, con có thể tỏ vẻ thách thức, cãi lại bố mẹ và khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy trẻ đang hỗn láo. Hầu hết, các thanh thiếu niên cũng sẽ mong muốn dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn là bố mẹ.

Trang thông tin khoa học của BBC cũng khẳng định rằng, nếu bố mẹ chỉ trích hành vi của trẻ trong độ tuổi dậy thì; con có thể phản ứng lại một cách bốc đồng, chống đối và mãnh liệt. Chính vì lẽ đó mà bố mẹ thường đau đầu không biết con hỗn láo phải làm sao.

Liên quan đến làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo; bạn có thể cũng quan tâm đến cách dạy con gái tuổi dậy thì của người mẹ tâm lý.

2. Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Hiểu những căng thẳng và áp lực của con

Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo
Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Hãy hiểu những căng thẳng con đang chịu đựng.

Khi con bước vào độ tuổi dậy thì cũng chịu rất nhiều áp lực từ những kỳ vọng trong học tập, áp lực hòa nhập và chấp nhận bản thân của con. Theo Học viện Tâm lý Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ (AACAP), một số trẻ sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn để đối mặt với các tình huống căng thẳng, lo lắng.

Trong những lúc này, câu hỏi bố mẹ cần quan tâm chưa phải là làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, AACAP khuyến khích bố mẹ trò chuyện và hỏi thăm con về những căng thẳng con gặp phải. Đồng thời, quan sát và theo dõi những thay đổi trong hành vi và sức khỏe (cả thể chất lẫn tinh thần) của thanh thiếu niên.

Áp lực đồng trang lứa sẽ là mối bận tâm rất lớn của con trong tuổi dậy thì. Đây là lứa tuổi mà con cần sự đón nhận và chấp thuận từ chính bạn bè của mình. Mong muốn hòa nhập này có thể thúc đẩy những hành vi tiêu cực khiến trẻ hỗn láo hơn. Ví dụ như ăn cắp, trốn học hoặc uống rượu.

Con ở tuổi dậy thì có thể biết hành vi của mình là sai; nhưng con chưa biết cách chống cự sự cám dỗ để được là một phần trong nhóm bạn của mình; cũng như sợ bị đánh giá, phán xét và cô lập. Kết quả là, con có thể sẽ nhượng bộ trước áp lực đồng trang lứa.

>> Bố mẹ có thể quan tâm: Dấu hiệu bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu

3. Mong đợi từ bố mẹ và môi trường xung quanh

Một Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu về Tuổi vị thành niên cho thấy, những đứa trẻ trong độ tuổi dậy thì có hành vi liều lĩnh, nguy hiểm nhiều hơn khi mẹ của các em mong đợi rằng con sẽ chấp nhận rủi ro và sẽ nổi loạn (“vì cái tuổi này là thế mà!”). Điều này cũng xảy ra đối với những trẻ dậy thì có kỳ vọng tiêu cực về bản thân mình.

Khi bố mẹ chấp nhận rằng con dậy thì sẽ hành động bốc đồng hoặc nổi loạn; và xem đó là chuyện bình thường. Nếu bố mẹ làm được như vậy, trẻ sẽ cảm thấy mình bất bình thường nếu không hành động liều lĩnh hoặc phạm pháp. Do đó, đây dường như là cách trẻ dậy thì “đáp ứng mong đợi của bố mẹ.”

Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Nghiên cứu cũng khẳng định trẻ dậy thì sẽ ít cư xử hỗn láo hơn khi bố mẹ mong đợi con có biểu hiện tích cực và tránh cư xử bốc đồng.

>> Bố mẹ có thể quan tâm: Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì, mẹ tìm hiểu ngay!

Bố mẹ có thể làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

Cách dạy trẻ hỗn láo
Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Biết cách trò chuyện tích cực với con

1. Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Trò chuyện với con

Trò chuyện sẽ là cách dạy con hỗn láo hiệu quả, bố mẹ tham khảo một vài mẹo sau đây nhé:

  • Khen ngợi con: Khi trẻ có những cách trò chuyện tích cực, hãy khuyến khích bằng cách khen ngợi con.
  • Tránh những ngôn ngữ cơ thể tiêu cực: nhún vai, trợn tròn mắt, tỏ vẻ mặt chán nản khi trò chuyện với con.
  • Thấu hiểu con: Đôi lúc, trẻ dậy thì cư xử hỗn láo nhưng không thực sự có ý làm điều đó. Bố mẹ có thể hỏi lại con: “Những điều con nói khá là hỗn. Con có thực sự có ý đó không?”
  • Giữ bình tĩnh: Nếu con dậy thì phản ứng căng thẳng trong một cuộc tranh luận; bố mẹ hãy dừng lại, hít thở sâu và tiếp tục trò chuyện với con bằng thái độ bình tĩnh và chia sẻ những gì bố mẹ muốn truyền đạt.
  • Hãy hài hước: Một thái độ lạc quan, một góc nhìn hài hước đối với vấn đề có thể tháo gỡ sự bế tắc. Bố mẹ hãy sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng và giải tỏa sức nóng của buổi tranh luận bằng khiếu hài hước của mình.

>> Bố mẹ có thể quan tâm: Bố mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

2. Cách nuôi dưỡng mối quan hệ cha mẹ – con cái

Nếu bố mẹ muốn biết cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, thì bố mẹ cần học cách nuôi dưỡng mối quan hệ lành mạnh với con

  • Hỏi thăm con: Hãy kiểm tra con để đảm bảo rằng con không đang bị căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.
  • Làm quen với bạn bè của con: Tình bạn là rất quan trọng đối với trẻ dậy thì, bố mẹ cũng sẽ hiểu con hơn thông qua bạn bè chúng.
  • Hãy làm gương: Khi ở bên con, hãy nói và hành động theo cách bố mẹ mong đợi con ứng xử như vậy. Ví dụ: nếu bố mẹ nói bậy nhiều, con có thể thấy khó hiểu vì sao chúng không thể làm tương tự.
  • >> Bố mẹ có thể quan tâm: 16 điều nhất định phải dạy con gái tuổi mới lớn

    3. Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Dạy con kỷ luật

    Bố mẹ còn cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo không? Hãy kỷ luật con một cách tích cực.

    • Đặt ra các quy tắc gia đình rõ ràng về hành vi và giao tiếp: Bố mẹ cũng nên cho con tham gia vào việc thảo luận về các quy tắc.
    • Tập trung vào hành vi của con và cảm nhận của bố mẹ về hành vi đó: Tránh bất kỳ nhận xét nào về tính cách hoặc đặc điểm của con. Thay vì nói, “Con thật thô lỗ”, hãy thử những câu như, “Mẹ cảm thấy bị tổn thương khi con nói như vậy”.
    • Thiết lập và sử dụng hình phạt, nhưng không quá nhiều: Các hình phạt có thể thích hợp để sử dụng những hành vi nghiêm trọng như thô lỗ, chửi thề hoặc gọi trống trơn tên người trong nhà.

    Bố mẹ không nên làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

    Bố mẹ không nên làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

    Ngoài việc biết cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, bố mẹ cũng lưu ý một số điều cần tránh khi con hỗn láo với bố mẹ

    • Than phiền và mỉa mai có vẻ không có nhiều tác dụng. Vì hai hành xử này có thể làm tăng sự thất vọng của bố mẹ và con có thể sẽ bỏ đi. Sự chế nhạo gần như chắc chắn sẽ tạo ra sự oán giận và gia tăng khoảng cách giữa bố mẹ và con.
    • Cố gắng không nhìn nhận mọi thứ theo cách cá nhân. Có thể hữu ích khi nhắc nhở bản thân rằng con đang cố gắng khẳng định sự độc lập của chúng. Mặc dù bố mẹ có nhiều kinh nghiệm sống hơn; nhưng việc dạy con về cách cư xử có thể khiến con hỗn láo và không nghe lời. Nếu bố mẹ muốn con lắng nghe, bố mẹ có thể cần dành thời gian lắng nghe con một cách chủ động và tích cực.
    • Tranh luận hiếm khi có hiệu quả đối với cha mẹ hoặc thanh thiếu niên. Khi tức giận, bố mẹ và con có thể nói những điều mà chúng ta không cố ý. Hãy cho bản thân và con một khoảng thời gian để bình tĩnh lại. Nếu bố mẹ đang tức giận hoặc đang tranh cãi, sẽ khó có thể bình tĩnh thảo luận về những gì bạn mong đợi ở con mình. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn là nói với con rằng bố mẹ muốn nói chuyện và thống nhất vào một thời gian khác.

    Khi nào bố mẹ nên lo lắng cho con dậy thì?

    Biểu hiện hỗn láo đôi khi là cảnh báo của một vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn. Do đó, bố không chỉ tìm hiểu biết làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, mà cũng cần chú ý đến những biểu hiện đáng lo sau của con:

    • Con dậy thì bỏ nhà đi hoặc không đi học thường xuyên.
    • Trẻ dậy thì có những thay đổi trong thái độ hoặc tâm trạng của con.
    • Con bạn dần xa cách gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động thông thường.

    >> Bố mẹ có thể quan tâm: Trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Nếu lo lắng về hành vi của con, bố mẹ có thể làm một số điều sau đây:

    • Nói chuyện với các bậc cha mẹ khác và tìm hiểu những gì họ làm.
    • Thảo luận vấn đề như một gia đình và cố gắng tìm ra cách hỗ trợ lẫn nhau.
    • Cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ từ cố vấn học đường, giáo viên và bác sĩ của con.

    Hy vọng qua bài viết, bố mẹ đã hiểu hơn lý do vì sao con dậy thì hành xử bốc đồng. Đồng thời, bố mẹ biết cần phải làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Help for Parents of Troubled Teens

    https://www.helpguide.org/articles/parenting-family/helping-troubled-teens.htm

    Ngày truy cập: 24.03.2022

    Challenging behaviour – teenagers

    https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Challenging_behaviour_teenagers/

    Ngày truy cập: 24.03.2022

    A Parent’s Guide to Surviving the Teen Years

    https://kidshealth.org/en/parents/adolescence.html

    Ngày truy cập: 24.03.2022

    Teen violence at home

    https://www.familylives.org.uk/advice/teenagers/behaviour/teen-violence-at-home

    Ngày truy cập: 24.03.2022

    Brief Strategic Family Therapy: Engaging Drug Using/Problem Behavior Adolescents and Their Families in Treatment

    https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/19371918.2013.774666

    Ngày truy cập: 24.03.2022

    x