Các mom có cho bé chích ngừa mũi sốt xuất huyết chưa ą? Bé nhà em được 5 tuổi ạ, em nghe nói có vác xin này mà ko biết có an toàn không, bé tiêm có
... Xem thêm9 BÀI SƠ CỨU TRẺ LÚC NGUY CẤP BA MẸ CẦN BIẾT
1. Bé bị co giật
Khi bị co giật, bé rất dễ cắn lưỡi. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bé. Điều cần làm ngay lúc này là nhét một khăn mềm vào miệng bé. Tiếp đến, cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng, đầu kê gối và chuyển viện ngay lập tức.
2. Bé bị bỏng
Bỏng có nhiều cấp độ. Nếu tiết diện vết bỏng không rộng, bề mặt vết bỏng không gây tổn thương da nghiêm trọng, hãy xả vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ trong khoảng 5 phút. Sau đó dùng khăn mềm sạch thấm khô và thoa thuốc trị bỏng hoặc mỡ trăn.
Nếu vết bỏng nặng hơn, gây tổn thương da nghiêm trọng cần bọc vết bỏng bằng khăn sạch thật chắc và xả nước đến khi bé hết cảm giác nóng rát. Sau đó, chuyển viện để bé được cấp cứu kịp thời.
3. Bé bị hóc xương cá
Cách đơn giản nhất là cho bé ngậm viên vitamin C trong miệng, vitamin C sẽ làm mền xương cá ra.
4. Bé bị nuốt phải xà phòng
Nếu bé nuốt phải xà phòng, ngay lập tức hay cho bé ngậm một viên kẹo ngọt. Trong vài phút, kẹo sẽ làm tan xà phòng và bé sẽ thấy bình thường trở lại. Nếu chỉ giảm triệu chứng, nên đưa bé đến bệnh viện.
5. Bé bị bong gân, gãy xương
Nếu bé bị bong gân, hãy dùng đá lạnh chườm lên vết thương để giảm sưng và đau trước khi đi cấp cứu.
Nếu bé bị gãy xương, hãy dùng hai thanh gỗ nẹp phần gãy cố định trước khi đến bệnh viện.
6. Bé bị rắn cắn
Sử dụng khăn hoặc garô buộc chặt phía trên vết thương khoảng 3-5 cm để ngăn không cho độc tố chạy đi khắp cơ thể. Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
7. Bé bị chảy máu cam
Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở. Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.
8. Bé bị dập ngón tay, chân, sưng tấy
Đưa ngón tay, chân lên cao và dùng đá lạnh đã bọc khăn để chườm nhằm giảm sưng tấy. Sau đó đem bé đến bệnh viện để kiểm tra các tổn thương khác.
9. Bé bị ngã tiếp xúc vùng đầu
Nếu bé chỉ bị đau mà không ngất, chỉ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc trạm y tế gần nhất. Nhưng nếu trẻ có dấu hiệu bất tỉnh, chảy máu mũi hoặc miệng, nôn ói, chân tay co giật nên đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.
Trong lúc di chuyển, tránh không để trẻ di động, đặt người thẳng, đầu hơi thấp hơn so với chân, mặt nghiêng về một phía để phòng bé nôn không bị sặc ngược trở lại vào khí quản. Tuyệt đối không cho trẻ uống hoặc ăn thêm bất cứ thứ gì.
Trong suốt 36 tiếng đầu sau cấp cứu, theo dõi bé liên tục để xem các dấu hiệu bất thường. Thỉnh thoảng lay bé xem có tỉnh không vì nếu có hiện tượng chảy máu não, bé sẽ rơi vào hôn mê sâu.
Những bài sơ cứu trên là cực kì cần thiết, trang bị những kiến thức này sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn, phần nào giúp con tránh khỏi những nguy hiểm. Vì vậy bạn hãy thường xuyên đọc qua những bài sơ cứu để nhớ chúng nhé!
Cre: Chăm con yêu
Hữu ích quá ạ, cảm ơn chia sẻ của mom.
Cảm ơn bạn chia sẻ, bài viết rất hữu ích.
Mình cũng muốn chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm trị hóc xương cá của mình. Mình bị xong uống C, nước chanh nhưng nó vẫn vướng ở cổ. Mẹ mình ngắt lấy 9 đọt lá đinh lăng rửa sạch kèm 1 chút muối biển cho mình nhai và nuốt xuống vậy mà hết hẳn luôn. Mẹ mình bảo con gái thì ăn 9 đọt, con trai 7 đọt đinh lăng. Nhowx bị mà dùng nhiều cách không khỏi thì áp dụng cách này thử nhé. Nếu vẫn không khỏi hoạc xương quá to thì các mẹ nên đưa con đi gắp ra chớ để lâu tổn thương cổ họng con nhé.
Cảm ơn chia sẻ của mẹ nè. Nhà mình cũng có bé nhỏ. Sẽ lưu lại khi cần sẽ áp dụng ạ