Các mom có cho bé chích ngừa mũi sốt xuất huyết chưa ą? Bé nhà em được 5 tuổi ạ, em nghe nói có vác xin này mà ko biết có an toàn không, bé tiêm có
... Xem thêmBị đau mắt đỏ kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi. Bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung vật dụng cá nhân và có thể gặp ở mọi đối tượng. Ngoài điều trị với bác sĩ chuyên khoa Mắt, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mau khỏi bệnh. Vậy bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì cho nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết sau.
Dinh dưỡng ảnh hưởng tới tình trạng đau mắt đỏ thế nào?
Đau mắt đỏ xuất hiện phổ biến từ đầu hạ đến cuối thu, bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Người bệnh đau mắt đỏ ngoài việc cần đi khám bác sĩ, vệ sinh mắt thường xuyên thì cần có chế độ ăn uống hợp lý. Chính chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều vitamin… sẽ giúp cơ thể có đủ sức đề kháng chống lại các virus, vi khuẩn đang tấn công cơ thể gây đau mắt đỏ. Ngược lại, nếu bạn ăn uống không đủ chất lúc bị bệnh sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ lâu hồi phục hơn, thậm chí ảnh hưởng hoặc hình thành những bệnh khác.
Bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì, 8 loại thực phẩm nên tránh
Bệnh đau mắt đỏ thường không cần kiêng cữ nhiều thực phẩm nhưng một số người mắc bệnh nền khác hoặc nghi ngờ dị ứng, bệnh nền, thừa cân… nên kiêng các thực phẩm sau:
1. Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh
Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như đồ đóng hộp thường chứa nhiều natri, làm cơ thể dễ mất nước và tăng các triệu chứng khô mắt. Chưa kể, thức ăn nhiều nhiều dầu mỡ… có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng tình trạng viêm.
2. Rau muống
Rau muống là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn như rau muống xào tỏi, rau muống luộc chấm mắm nêm, canh chua rau muống…
Thực tế, trong thành phần rau muống chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh đau mắt đỏ không nên ăn rau muống trong thời kỳ phát bệnh. Bởi một số thành phần của rau muống có đặc tính kích thích mắt tăng tiết dịch, gỉ mắt. Ghèn nhiều có thể khiến mắt nhiễm trùng nặng, thời gian hồi phục lâu hơn.
3. Mỡ động vật
Người dung nạp quá nhiều vào mỡ động vật sẽ gây bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ… Loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm lượng mỡ trong máu tăng cao gây ảnh hưởng không tốt đến mắt đang viêm nhiễm. Do đó, người bệnh nên sử dụng dầu thực vật để bảo vệ sức khỏe thay cho mỡ động vật.
4. Đồ cay nóng
Các thực phẩm chứa gia vị cay nóng điển hình như ớt, gừng, tỏi… dễ gây kích thích thần kinh thị giác, khiến tình trạng đau mắt đỏ tồi tệ hơn. Ăn nhiều thực phẩm cay nóng khiến người bệnh đau mắt tăng cảm giác nóng, ngứa, rát khó chịu ở mắt, khiến bệnh lâu hồi phục hơn. Ngoài ra, một số loại thịt có tính nóng trong Đông Y như: thịt chó, thịt dê, thịt bò,.. không tốt cho người đau mắt đỏ, cần tránh xa khi bị bệnh.
5. Thủy, hải sản có mùi tanh
Các loại thủy, hải sản như tôm, cua, cá, ốc… chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể đồng thời có một số chất dễ gây dị ứng vùng da quanh mắt. Do đó, người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng các thực phẩm tanh để tránh tình trạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
6. Đồ uống có đường
Các loại nước ngọt chứa hàm lượng đường cao, nhiều chất tạo màu, chất bảo quản… gây khó chịu cho mắt, chảy nhiều ghèn và lâu hồi phục. Bởi ở người bệnh đau mắt đỏ, khi cơ thể đang ở giai đoạn viêm nhiễm rất dễ mẫn cảm với thực phẩm chứa nhiều đường.
7. Rượu bia
Trong thành phần rượu bia chứa cồn nếu lạm dụng sẽ gây kích thích hệ thần kinh thị giác làm suy giảm tầm nhìn và kiểm soát các hành động của người bệnh. Nếu uống rượu bia khi đau mắt đỏ sẽ làm mắt đang thương tổn thêm trầm trọng.
8. Nước có gas
Những loại thức uống có ga với lượng đường cao, nhiều chất tạo màu, chất bảo quản,.. được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe. Với người đau mắt đỏ, sử dụng đồ uống có ga sẽ khiến bệnh lâu hồi phục, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Đặc biệt, trẻ em rất thích những món đồ uống ngọt nên ba mẹ cần lưu ý khi con mắc bệnh đau mắt đỏ..
Lời khuyên dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ
Để người bệnh đau mắt đỏ nhanh hồi phục ngoài các loại thực phẩm trên cần chú ý để độ dinh dưỡng sau:
1. Tránh ăn quá nhiều thịt
Mỗi bữa ăn hàng ngày nên đa dạng các loại thực phẩm, từ rau xanh đến thịt, cá để cung cấp đủ chất đạm và chất xơ cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều thịt sẽ khiến cơ thể thiếu chất xơ, gây táo bón, dễ mất nước và dẫn đến khô mắt, gây tình trạng đau mắt đỏ nặng hơn.
2. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein
Ngoài thịt, các loại thực như cá, sữa, các loại hạt,… cũng chứa hàm lượng protein cao. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều protein vào cơ thể trong thời gian dài có thể khiến tình trạng viêm kết mạc trầm trọng hơn.
3. Hạn chế cà phê
Cafe chứa thành phần caffeine giúp cấp năng lượng cho cơ thể và giảm cảm giác mệt mỏi nhưng tiêu thụ quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Vì vậy, người đau mắt đỏ cần hạn chế uống cafe để mắt được nghỉ ngơi, giúp nhanh khỏi bệnh.
4. Thực phẩm giàu tinh bột và đường
Thực phẩm giàu tinh bột và đường như bánh mì trắng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, bánh nướng, bánh ngọt, đường, mứt,.. khi mắc bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế để tránh bệnh nặng hơn, kéo dài quá trình điều trị.
5. Tránh đồ ngọt
Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, đồ uống có gas, đồ uống có đường,… khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể, gây bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,.. Người bệnh đau mắt đỏ không lạm dụng đồ ngọt khi điều trị bệnh nhằm tránh tăng nhiệt độ cơ thể, mất nước và dễ khô mắt dẫn đến bệnh nặng hơn.
6. Tránh ăn thực phẩm gây dị ứng
Nếu người bệnh nghi ngờ một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể, khi mắc bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối nên tránh xa để tránh bệnh đau mắt lâu khỏi.
Câu hỏi liên quan khi đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì
1. Đau mắt đỏ có ăn được thịt bò không?
Theo Đông Y, thịt bò có tính nóng, sẽ tăng tình trạng viêm, tiết nhiều ghèn nên người bệnh hạn chế ăn khi đau mắt đỏ.
2. Đau mắt đỏ có ăn được rau muống không?
Không. Người bệnh đau mắt đỏ không nên ăn rau muống để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Do rau muống có khả năng tăng tiết dịch, gỉ mắt khiến khó vệ sinh mắt.
3. Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?
Thịt gà là loại thực phẩm có thể ăn được khi đau mắt đỏ. Tuy nhiên, người bệnh nên loại bỏ da gà vì có thành phần gây kích ứng, ngứa không tốt cho bệnh ở mắt. Ngoài ra, lượng mỡ có trong thịt gà không tốt cho sức khỏe, chỉ ăn lượng vừa phải và kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin đau mắt đỏ kiêng gì và 8 loại thực phẩm nên tránh để mọi người tham khảo, khi điều trị và theo dõi bệnh đau mắt đỏ tại nhà. Khi bị đau mắt đỏ người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến thị lực mà cần đến bác sĩ chuyên khoa Mắt để điều trị. Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được bác sĩ căn dặn kỹ hơn về các loại thực phẩm nên bổ sung và cần tránh khi đau mắt đỏ kỹ lưỡng, thích hợp với từng người.
Nguồn tamanhhospital
Cám ơn bạn đã chia sẻ
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)
Cảm ơn bạn chia sẻ, giờ dịch đau mắt đỏ lan rộng trong trường nên lo lắm
thông tin hay, cảm ơn bạn nhé
Trong lớp con mình rất nhiều cháu bị mắt đỏ, cảm ơn bạn chia sẻ rất hữu ích