🔥 Bài đăng hot nhất

GỢI Ý 5 CÁCH GIÚP BỐ MẸ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ

Việc đưa ra thông tin dự phòng để tránh những "CƠN KHỦNG HOẢNG" của trẻ là rất thiết. Vì thực tế là không một bố mẹ nào muốn sống cùng với những cơn mè nheo, khóc lóc hay ăn vạ của trẻ cả, chúng có thể khiến bố mẹ mệt mỏi, buồn bực và nhiều khi cũng khiến mình cảm thấy xấu hổ, khó xử nữa. Do vậy, bài viết này hướng đến những giải pháp dự phòng, chúng ta cùng xem nó là gì nhé!


1. Hãy đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và hành vi của trẻ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu như người lớn mệt mỏi thì họ có thể gắt gỏng hoặc cảm thấy bản thân ít năng lượng, nhưng với trẻ nhỏ, chúng có thể trở nên hiếu động hoặc có những hành vi cực đoan, gây khó chịu.

2. Giúp trẻ gọi tên cảm xúc

Giúp trẻ có thói quen nói những gì chúng cảm thấy và tại sao lại cảm thấy như vậy. Ví dụ: "Con phát cáu vì con phải dọn phòng trong khi bạn bè thì đang được chơi." Mặc dù việc nói ra không giúp trẻ tránh phải làm việc nhà nhưng có những cuộc trao đổi, nói chuyện có thể làm dịu tình hình. Bố mẹ cũng cần nhớ rằng mình đang có một cuộc trò chuyện thay vì một cuộc tranh cãi. Khi ấy, bạn nên khen ngợi con vì đã nói cho bạn nghe thay vì chọn cách đóng sầm cửa lại hoặc làm điều đó tương tự.


3. Trẻ được hoạt động thể chất đầy đủ

Tích cực chơi thực sự có thể giúp ích cho những trẻ có tính khí nóng nảy. Khuyến khích trẻ chơi và vận động ngoài trời những trò mà trẻ thích. Chẳng hạn như karate, đấu vật và chạy nhảy có thể đặc biệt tốt cho những đứa trẻ đang cố gắng kiểm soát cơn nóng nảy của mình. Dù vậy thì bất kỳ hoạt động nào làm cho tim bơm máu đều có thể giúp đốt cháy năng lượng và sự căng thẳng.

4. Công nhận những gì trẻ làm được.

Nhiều khi những điều này không được chú ý vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã đưa ra nhận xét về cách con xử lý tình huống khó khăn tốt như thế nào nếu bạn nhìn thấy những hành vi tích cực của trẻ. Chỉ ra một cách cụ thể những gì bạn thích cách trẻ dùng để xử lý vấn đề, do vậy, trẻ sẽ có nhiều khả năng sử dụng các “chiến lược” này đối với các tình huống trong tương lai.

5. Hãy cố gắng linh hoạt

Nuôi dạy con cái có thể là những trải nghiệm khó khăn, mỏi mệt, nhưng các bố mẹ cố gắng đừng quá cứng nhắc. Khi nghe một điệp khúc "không" liên tục có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản. Mặc dù, đôi khi "không" là câu trả lời duy nhất mà bố mẹ nói với trẻ. Chẳng hạn như: "Không, con không được đi xe đạp mà không có mũ bảo hiểm!" Nhưng những lần khác, bạn có thể để trẻ được “có” một lần. Ví dụ, nếu con muốn chơi bóng lâu hơn một chút và trẻ đã hỏi bạn một cách lễ phép, bạn có thể cho trẻ thêm 15 phút nữa.


Bạn có thể thấy khi một đứa trẻ đắm chìm trong trò chơi, chúng thường đưa toàn bộ con người mình vào hoạt động. Do vậy, trẻ có thể rất khó chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác nếu như không được điều chỉnh tinh thần trước.


Khi một đứa trẻ đang trong đà chơi, nếu bố mẹ gọi trẻ đi ăn và sẽ thật là bất thường nếu trẻ có thể bỏ ngay mọi thứ và chạy đến bàn ăn. Bạn có thể giúp con thay đổi các hoạt động bằng cách cho chúng thời gian để xử lý sự thay đổi về mặt tinh thần trước khi hoạt động thể chất diễn ra. Chẳng hạn, trước khi mong đợi hành động từ con, hãy ra hiệu với con lần lượt là còn 5 phút nữa, 3 phút và cuối cùng là 1 phút. Điều này có thể giúp trẻ tránh khỏi cảm giác bị động, bất ngờ, ngạc nhiên.


Hoặc bạn có thể đưa ra những lựa chọn khác nhau cho bé chọn. Thay vì đưa ra yêu cầu trực tiếp, chẳng hạn như: “Mặc đồ ngủ vào ngay” (thường thì sẽ gây ra một “trận chiến” giữa bạn và bé) mà thay vào đó là những sự lựa chọn cho bé: “Con muốn làm gì trước tiên, mặc đồ ngủ hay đánh răng?”, “Con có muốn nhảy vào phòng tắm như một chú thỏ hay chạy như một chú chó con?”...


Bố mẹ biết đấy, hành trình nuôi dạy những đứa trẻ chưa khi nào là dễ dàng nhưng chúng mình tin rằng nếu những bố mẹ biết quan tâm, lắng nghe và quan sát con nhiều hơn thì mọi vấn đề đều có thể được giải quyết. Cùng với đó, “DÀNH THỜI GIAN” cho con luôn là quan điểm mà chúng mình muốn gửi gắm đến bố mẹ bởi mọi phương pháp giáo dục cũng đều được bắt đầu từ việc nắm bắt và thấu hiểu sự thay đổi cũng như phù hợp với đặc điểm của từng đứa trẻ.

(Sưu tầm)

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
9
4
4

hay

1 năm trước
Thích
Trả lời

Rất hay ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Rất hữu ích luôn, chắc là mẹ nào cũng sẽ cần

1 năm trước
Thích
Trả lời

Những chia sẻ này rất hay và bổ ích luôn nè

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!