🔥 Bài đăng hot nhất

Hỏi-đáp bác sĩ: Làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

Nhân tháng Khỏe vì gia đình, MarryBaby cùng với sự đồng hành của Bác sĩ Đào Thị Thu Hương sẽ giúp cha mẹ cách nhận biết tình trạng sức khỏe tinh thần của con, và những phương pháp để đồng hành cùng trẻ.


Cách nhận biết dấu hiệu rối loạn tâm lý của trẻ

  • Trẻ ít tiếp xúc mắt, thờ ơ, ít phản hồi khi gọi tên.
  • Không thích chơi với người khác, thích chơi một mình. Các mốc phát triển về vận động và ngôn ngữ bị chậm.
  • Các kỹ năng có được trước đây bị mất, bé không thể nói hoặc thực hiện những kỹ năng đó.
  • Không biết chơi trò đóng vai, giả vờ. Giảm tập trung chú ý; hay mơ màng khi ngồi học.
  • Quá nhiều năng lượng, hoạt động không ngừng nghỉ, nhưng rất ẩu và bất cẩn.
  • Bỏ hoặc mất sự hứng thú quan tâm với các sở thích.
  • Cảm xúc thay đổi quá mạnh: dễ khóc, dễ cáu gắt, thường xuyên buồn.
  • Rối loạn ăn uống, giấc ngủ.
  • Kết quả học tập bị sa sút trong thời gian ngắn.


Cách phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ 5 - 12 tuổi


Trẻ độ tuổi này có trí tưởng tượng phong phú, thích chơi trò giả vờ,… Nếu trẻ có xung đột với bạn khác, hãy để trẻ tự giải quyết, cha mẹ chỉ nên ở bên để giúp đỡ nếu cần.


Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ 5 tuổi? Khi lên 5, các bé đã bắt đầu có sự phân biệt về giới; đây là lúc cha mẹ dạy cho trẻ về những đụng chạm vùng an toàn. Không ai được chạm vào “các bộ phận kín” trừ khi bác sĩ khám bệnh cho con; hoặc khi cha mẹ tắm rửa cho bé. Trẻ cũng có thể nhớ địa chỉ và số điện thoại cần liên lạc nếu được cha mẹ dạy.


Ngoài nhận thức về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi 6-12; các vấn đề liên quan đến sự an toàn sông nước, an toàn khi tham gia giao thông và khi tiếp xúc với người khác luôn nhận được nhiều sự quan tâm khi trẻ bắt đầu tuổi đi học.


Cha mẹ cũng nên trao đổi một cách cởi mở, thẳng thắn với trẻ, nói với con những trải nghiệm và nỗi sợ của cha mẹ khi bằng tuổi con; để con biết rằng con không đơn độc, để con hiểu đây không phải là nỗi lo của riêng con.


Một điều quan trọng cha mẹ cần hiểu rằng, các rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Mắc rối loạn tâm thần hoàn toàn không phải lỗi của gia đình; hay do trẻ “yếu tâm lý”, “chịu áp lực kém”. Cha mẹ cần theo dõi hành vi cùng những sự thay đổi đột ngột trong cảm xúc của các em. Chúng có thể là những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng.


Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Xem thêm các bài viết liên quan đến chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho gia đình tại: https://www.marrybaby.vn/spotlight/khoe-manh-toan-dien-vi-gia-dinh

Hỏi-đáp bác sĩ: Làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
4

Bé nhà mình càng lớn có những thay đổi tâm lý làm mình cũng không biết phải xử lý thế nào. Cám ơn thông tin hữu ích của ad

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn chia sẻ của add. Mình sẽ lưu lại khi cần thiết nè

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mỗi độ tuổi lại có những vấn đề khác nhau, mình cũng đang cố gắng để có thể hiểu bé qua từng giai đoạn.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bé mình dạo gần đây vô tuổi khủng hoảng khiến mình cũng mệt mỏi theo

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!