Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến nước bọt v
... Xem thêmSốt xuất huyết ăn cơm được không?
Cơm là loại thức ăn tinh bột được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng đối với người bệnh bị sốt xuất huyết ăn cơm được không? Đây cũng là vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Bị sốt xuất huyết là như thế nào?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Trong đó, muỗi vằn cái là trung gian chứa virus Dengue, lây bệnh từ người này sang người khác thông qua vết muỗi đốt. Khi virus đi vào cơ thể, chúng sẽ tấn công hàng rào miễn dịch khiến sức đề kháng bị suy yếu. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, mệt mỏi toàn thân. Trường hợp sốt xuất huyết nặng còn có thể gây chảy máu nặng, hạ huyết áp, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Nếu không chữa trị bệnh đúng cách và kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
2. Sốt xuất huyết ăn cơm được không?
So với các bệnh cảm sốt thông thường thì bệnh sốt xuất huyết triệu chứng phức tạp và nguy hiểm hơn, thời gian điều trị kéo dài và cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Điều đó đòi hỏi người bệnh cần có một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng và đặc biệt hơn. Đây cũng là lý do mà nhiều người còn đắn đo “Sốt xuất huyết có được ăn cơm không?”.
Sốt xuất huyết khiến cơ thể người bệnh sốt cao, rất mệt mỏi, khó chịu và đau nhức toàn thân, làm ảnh hưởng lớn đến vị giác. Người bệnh luôn cảm thấy đắng miệng, không muốn ăn. Chính vì vậy, việc ăn cơm như bình thường sẽ khiến họ lười nhai, khó nuốt hơn. Vậy theo bạn “Sốt xuất huyết có được ăn cơm không?”.
Các bác sĩ và chuyên gia khuyến nghị không nên cho người bị sốt xuất huyết ăn cơm. Bên cạnh đó, việc ăn cơm kết hợp cùng các loại thức ăn khác như thịt, cá, rau củ… sẽ khiến việc nhai nuốt của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Chưa kể, nếu người bệnh nhai không kỹ, khi nuốt xuống dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc nặng nề hơn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Nhất là trong điều kiện các chức năng tiêu hóa của họ đang bị suy yếu thì rất dễ dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày, nguy hại đến sức khỏe. Từ đó thời gian điều trị cũng như phục hồi bệnh sẽ kéo dài hơn.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn cơm khi còn đang bị sốt cao. Thay vào đó, nên cho người bệnh ăn những món ăn dạng lỏng như cháo loãng hay súp. Khi chế biến những món ăn này, có thể kết hợp thêm những loại thực phẩm giàu dưỡng chất khác như thịt gà, trứng, bí đỏ… Cách này vừa giúp cơ thể bổ sung thêm nước lại dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp bệnh mau chóng bình phục.
3. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
- Bổ sung nhiều nước: Ngoài bổ sung nước lọc cho cơ thể thì người bệnh cũng nên uống thêm các loại nước ép trái cây giàu vitamin C và khoáng chất như nước cam, chanh, nước ép bưởi, nước dừa… giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thành mạch máu. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nước lá đu đủ có chứa thành phần giúp tăng sinh tiểu cầu rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.
- Ăn cháo loãng, súp: Ăn cháo loãng hay súp phương án thay thế hoàn hảo cho việc ăn cơm hằng ngày. Các loại cháo ngũ cốc hay súp làm từ rau củ sẽ giúp tiêu hóa tốt, bổ sung chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch giúp bệnh mau thuyên giảm.
- Rau xanh và trái cây tươi: Súp lơ xanh và cải bó xôi là 2 loại rau xanh mà người bị sốt xuất huyết không nên bỏ qua. Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin K giúp tái tạo và sản sinh tiểu cầu. Đồng thời chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Cải bó xôi có sắt, axit béo omega-3 giúp tăng cường sức đề kháng, tăng tiểu cầu. Ngoài ra, các loại trái cây chứa nhiều vitamin, chất khoáng giúp tăng cường hệ miễn dịch mà người bệnh nên ăn đó là: đu đủ, bưởi, cam, táo, dưa gang…
- Thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết có thể kể đến như: trứng, phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “Sốt xuất huyết ăn cơm được không?” cũng như những thực phẩm nên ăn và nên tránh để bệnh mau khỏi. Ngoài cơm ra thì còn có nhiều lựa chọn khác giúp người bệnh cung cấp năng lượng, bổ sung dưỡng chất, tăng sức đề kháng.
Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-phu-nu/so-suc-khoe-dien-tu-tren-ung-dung-vneid-ban-da-biet-chua/
ăn cơm đc mà, nhưng ăn cháo mềm dễ tiêu hơn
nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu
ăn bình chứ mọi người, nhưng ăn cháo mình thấy dễ tiêu
nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và uống đủ nước
ăn cơm được, nhưng ăn cháo cho dễ tiêu, thường cơ thể mệt mỏi không nuốt cơm nỗi đâu ạ
sốt xuất huyết ăn cơm được bth mà nên ăn cháo, ưu tiên đồ ăn dễ tiêu dễ ăn hơn
ăn được mà giấc đó còn ăn nổi nữa không mới là chuyện á, cứ ăn cháo cho dễ tiêu dễ nuot