🔥 Bài đăng hot nhất

Tác hại của việc cha mẹ không quan tâm con cái

Có thể nói, sự quan tâm của cha mẹ và sự phát triển của con cái chính là hai yếu tố song hành cùng nhau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta liên tục đề cập về tầm quan trọng của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, con người ta khi sinh ra ai cũng cần có một mái ấm, một chỗ dựa tinh thần để có thể phát triển một cách trọn vẹn nhất. Tác hại của việc cha mẹ không quan tâm con cái là gì? Vậy làm sao để biết mình có đang dành thời gian cho con hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

A/Sự quan tâm của cha mẹ quan trọng thế nào đối với con cái

1. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chính là động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của bé. Do đó, việc hình thành nên hình ảnh tốt cũng như một mối quan hệ tốt với trẻ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện về tính cách và khả năng thích ứng với xã hội trong tương lai của trẻ.

Để ý mà xem, một đứa trẻ trưởng thành trong sự ủng hộ và quan tâm của cha mẹ thường hoạt bát và lanh lẹ hơn so với những đứa trẻ luôn phải tự trưởng thành trong sự gò bó và thiếu trách nhiệm từ gia đình.

2. Ảnh hưởng đến thể chất

Có lẽ đã quá nhàm chán để phải nhắc lại vấn đề này. Việc cha mẹ quan tâm đến sức khỏe của con cái là một điều hết sức hiển nhiên. Song, nhưng không có nghĩa là ai cũng có thời gian để làm việc đó.

Nhiều bậc phụ huynh luôn phải tất bật với công việc, thậm chí đôi khi một ngày gặp con không quá 2-3 giờ. Vì thế, họ không có thời gian để chăm từng bữa ăn giấc ngủ cho con, không biết con ăn gì, có tốt không. Việc này vô tình gắn một cái mác vô tâm lên bậc cha mẹ, mặc dù chúng tôi biết rằng, bạn thực sự luôn muốn mang đến những gì tốt đẹp nhất cho con của mình, chỉ là không có cơ hội.

Vậy tại sao, thỉnh thoảng, chúng ta không gạt bỏ bớt công việc ra, dành thêm một ít thời gian cho con của mình? Cùng con tập một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng, cùng con ăn sáng trước khi vùi đầu vào đống công việc nhức đầu. Bạn sẽ thấy, không chỉ con vui vẻ, mà chính bản thân mình, cũng được nạp không ít năng lượng cho một ngày mới đấy.

Nếu có thể, hãy thiết lập một thói quen sinh hoạt nhất định cho trẻ. Đừng quá gò bó và hà khắc, hãy tạo cho trẻ thói quen, chứ không phải quy tắc. Nếu không sẽ phản tác dụng đấy.

3. Tương lai của trẻ chủ yếu là do giáo dục gia đình quyết định

Tưởng rằng tương lai của trẻ là do học tập quyết định, đúng, nhưng đó chỉ là một phần.

Thực tế lại cho thấy, sự giáo dục của gia đình mới là yếu tố quyết định tới việc hình thành nhân cách của trẻ, đồng thời, cha mẹ chính là tấm gương cho sự phát triển của trẻ, từng lời nói hành động đều sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con trẻ sau này.

Đừng chủ quan, đôi khi có những đứa trẻ lúc bé cực kỳ ngoan nhưng khi lớn lên lại trở thành một người hoàn toàn khác, bất cần, thậm chí đi vào những con đường sai trái.

4. Vậy cuối cùng bạn cần làm gì để có thể mang lại cho trẻ không gian phát triển tốt nhất

  • Đừng trở thành “người lạ” đối với trẻ
  • Cùng con chơi đùa
  • Quan tâm đến sinh hoạt, học tập, suy nghĩ của con
  • Tránh những lời nói và hành động tiêu cực
  • Hỗ trợ con đưa ra quyết định
  • Luôn tương tác và khuyến khích con

Nói chung, nuôi dạy con theo hướng tích cực sẽ giúp con cải thiện các kỹ năng nhận thức xã hội và giải quyết vấn đề ở trẻ. Hơn nữa việc này cũng ảnh hưởng đến phản ứng của con và giúp chúng lớn lên làm người tốt hơn.

Vì vậy, quan tâm vào con cái của mình là điều cần thiết. Tuy nhiên, cái gì “quá” cũng đều không tốt, cha mẹ cũng cần cho con mình một không gian riêng để chúng có thể tự do phát triển bản thân nhé.

B/Dấu hiệu cha mẹ không quan tâm con cái

Một số dấu hiệu phổ biến sau đây thể hiện sự bỏ bê cần được lưu ý nhằm kịp thời bảo vệ và hỗ trợ trẻ em không được cha mẹ quan tâm:

  • Bỏ mặc con cái khi bé buồn bã, khóc lóc
  • Kỳ vọng con tự chăm sóc bản thân khi chưa đủ khả năng
  • Không tôn trọng sở thích cá nhân của trẻ
  • Thờ ơ về mặt tình cảm với con cái
  • Ít tương tác với con vì bận rộn với các vấn đề cá nhân
  • Đặt kỳ vọng thấp, không kỳ vọng vào hành vi của trẻ
  • Ít thể hiện tình yêu thương, sự ấm áp với con cái
  • Bỏ qua các sự kiện, không tham gia cuộc họp phụ huynh trên lớp cho con
  • Trẻ không có quần áo phù hợp với thời tiết để mặc
  • Nhà ở thiếu nhiều hệ thống, máy móc, điều kiện sống kém
  • Trẻ thường đói, không có tiền mua thức ăn
  • Bé có mùi hôi do cha mẹ vệ sinh cá nhân cho quá kém
  • Trẻ thường xuyên vắng mặt trên lớp, nghỉ học không có lý do
  • Con trẻ bị chậm trễ trong việc tiêm phòng, chăm sóc y tế cần thiết
  • Trẻ bị thiếu máu, có vấn đề về sức khỏe kéo dài do không được quan tâm
  • Cha mẹ không quan tâm đến nhu cầu học tập của trẻ
  • Trẻ bị hăm tã, có vấn đề về da như ghẻ, hắc lào nhưng không được điều trị kịp thời
  • Thường xuyên bị thương do té ngã, đánh nhau do thiếu sự giám sát của cha mẹ
  • Con cái hay tự thu mình, cô độc, có biểu hiện trầm cảm
  • Cha mẹ khó tập trung học tập, tham gia các hoạt động thường ngày
  • Cả người lớn, trẻ em thay đổi thói quen ăn uống bất thường
  • Trẻ thường xuyên thấy lo lắng, sợ hãi, có nỗi ám ảnh
  • Con có dấu hiệu sử dụng ma túy, rượu bia khi còn nhỏ

C/Tác hại của việc cha mẹ không quan tâm con cái

Trẻ em không được cha mẹ quan tâm khó có động lực học tập, thiếu tự tin và ít hứng thú với việc học. Đồng thời thiếu đi sự giám sát, động viên từ phụ huynh khiến con mất định hướng, trở nên lười biếng, gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức.

Ngoài ra, sự quan tâm của cha mẹ góp phần hình thành nên tính cách của con cái. Những đứa trẻ bị bỏ rơi thiếu tự tin, cảm thấy cô đơn và hay thu mình, ngại giao tiếp xã hội. Ngược lại, sự đồng hành và hướng dẫn kịp thời từ giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, biết phân biệt đúng sai để tự điều chỉnh hành vi phù hợp.

Một số tác hại khác mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:

  • Trẻ thiếu định hướng và không biết cách chọn lựa hướng đi cho mình.
  • Con không thể tuân thủ các quy tắc và thấy bối rối khi giao tiếp
  • Bé gặp vấn đề về phát triển não bộ do thiếu sự kích thích từ cha mẹ
  • Con cái có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc
  • Bé dễ tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm, mối quan hệ rủi ro
  • Khó duy trì các mối quan hệ và chăm sóc gia đình riêng cùng con cái sau này

Để tránh những hệ lụy không đáng có, người lớn cần nhớ rằng cha mẹ không quan tâm con cái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tính cách của trẻ. Một sự thay đổi nhỏ trong thói quen quan tâm sẽ mang đến khác biệt lớn cho các bé cảm nhận được tình thương và sự an toàn trong gia đình.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Tác hại của việc cha mẹ không quan tâm con cái
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
10
4
7

gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ mà

3 ngày trước
Thích
Trả lời

cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé

3 ngày trước
Thích
Trả lời

Thời buổi này mà ko quan tâm là nó đi chệch hướng liền

3 tuần trước
Thích
Trả lời

nuôi dạy con theo hướng tích cực sẽ giúp con cải thiện các kỹ năng nhận thức xã hội và giải quyết vấn đề ở trẻ

3 tuần trước
Thích
Trả lời

thông tin hữu ích lắm

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Làm gì làm cũng phải sắp xếp quan tâm con cái, lơ là chút thôi là dễ phải hối hận lắm

1 tháng trước
Thích
Trả lời

cảm ơn bài viết ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!