🔥 Bài đăng hot nhất

4 sớm và 1 muộn dành cho mẹ sinh mổ

Những người đã trải nghiệm sinh mổ đều hiểu rõ rằng sinh mổ đau đớn hơn nhiều so với tưởng tượng và không hề đơn giản hơn sinh thường. Sự hồi phục sau sinh mổ cũng chậm hơn nhiều lần so với sinh thường, đồng nghĩa với việc sản phụ phải chịu đựng nhiều ngày đau đớn hơn. Và ngay cả khi vết mổ có vẻ như đã lành sau một tháng, vết thương bên trong vẫn là một câu chuyện dài.

Sau sinh mổ, sản phụ cũng cần phải được theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc “4 sớm, 1 muộn” để đảm bảo việc hồi phục diễn ra bình thường. Nếu mẹ bầu lựa chọn sinh mổ, nhất quyết phải nắm được nguyên tắc này để không bị bỡ ngỡ trong lần đầu vượt cạn.

Sớm thứ nhất: Xì hơi

Sau khi mổ lấy thai hoàn tất, các bác sĩ sẽ hỏi xem sản phụ có muốn xì hơi hay không. Nếu sản phụ không xì hơi được trong thời gian dài, bác sĩ sẽ coi đó là vấn đề cần được đưa ra chỉ định khắc phục. Sau khi sinh, dưới tác động của thuốc và ổ bụng bị mở ra, nhu động ruột giảm mạnh thậm chí là ngừng hẳn, đường ruột ứ nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Vì vậy nếu chưa xì hơi được, các mẹ không thể ăn gì vì sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày và gây nguy hiểm.

Bác sĩ cũng sẽ dặn dò sản phụ không được ăn hay uống gì trong vòng ít nhất 6 tiếng. Sau 6 tiếng, nếu vẫn chưa xì hơi, sản phụ có thể ăn một số thức ăn thúc đẩy quá trình đào thải ra ngoài, nhưng chỉ ăn một lượng rất nhỏ cháo, súp. Sau 8 tiếng tiếp theo, sản phụ có thể ăn uống bình thường nhưng tốt nhất vẫn là thức ăn dạng nước.

Ngoài ra, hãy chú ý ăn nhạt hết mức có thể, không nên ăn quá no. Khi ăn phải nhai kỹ, không nên ngấu nghiến, đặc biệt là trong tuần đầu sau sinh mổ.

Sớm thứ 2: Hoạt động

Sau khi hết thuốc tê và có thể co được chân, lúc này là gần 6 tiếng sau khi sinh mổ, sản phụ nên cho cơ thể chuyển động. Sản phụ có thể di chuyển từ đầu giường đến cuối giường, co duỗi chân tay và nhờ sự hỗ trợ từ người nhà. Nếu không hoạt động, vết thương sẽ rất đau. Mục đích của việc này giúp việc xì hơi nhanh và chống dính ruột. Vậy nên sản phụ hãy chịu khó vận động, dù sợ đau đi nữa.

Trong 24 giờ tiếp theo, hãy xuống giường và đi bộ nhẹ nhàng trong phòng, nhưng đừng quá nôn nóng. Sản phụ nên ngồi vào thành giường trước rồi mới đứng lên cho quen dần. Khi cảm thấy mình đã có thể đi lại, hãy để các thành viên trong gia đình hỗ trợ. Không nên nằm yên một chỗ và cũng không nên di chuyển quá sức.

Sớm thứ 3: Cho con bú

Nếu bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy bắt đầu cho con bú sớm nhất có thể. Bé sẽ bú sữa non của mẹ, sữa non đã có sẵn trong bầu vú mẹ, do đó, không cần chờ sữa về. Theo bản năng, bé sẽ biết bú sữa non của mẹ. Và nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Sữa già sẽ

Lần đầu tiên cho con bú với các mẹ sinh mổ chắc chắn khó chịu và sẽ rất đau, thậm chí có thể bị chảy máu, nhưng để có thể cho con bú được thì cần phải kiên trì và nỗ lực vượt qua những khó khăn ban đầu. Khi càng cho trẻ bú thường xuyên, sữa sẽ càng được kích thích và sản xuất nhiều hơn.

Sớm thứ 4: Đi tiểu

Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu, nhưng sau khi hết thuốc tê, bác sĩ sẽ rút ống thông tiểu. Nếu sau khi rút ống thông tiểu, sản phụ cảm thấy tình trạng của mình như bình thường là ổn. Nhưng nếu bạn bước vào nhà vệ sinh và muốn đi tiểu nhưng lại không thể tiểu được nghĩa là gặp vấn đề bí tiểu sau sinh mổ.

Vì vậy, sau khi rút ống dẫn nước tiểu, người mẹ phải cố gắng uống nước vừa đủ để bản thân có cảm giác muốn đi tiểu, từ đó mới đánh giá được trạng thái hồi phục. Nếu không được, mẹ cần nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ.

1 muộn: Ăn uống

Sau khi sinh mổ, sản phụ không thể ăn hoặc thậm chí uống nước trong 6 giờ. Nếu không thể chịu đựng được việc kiêng cữ, hãy nhờ người nhà lau môi bằng tăm bông để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Bởi nếu sản phụ ăn trong vòng 6 giờ sẽ bị cảm giác nôn ói và thậm chí ngạt thở, vì vậy sản phụ không thể ăn trong vòng 6 giờ sau khi sinh mổ. Điều kiêng kị này cần phải tuân thủ hàng đầu. Nếu không xì hơi được, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ nên ăn một chút thức ăn dạng lỏng như cháo, súp.

Với mọi sản phụ sinh mổ, những nguyên tắc “4 sớm và 1 muộn” luôn được theo dõi chặt chẽ và cần tuân thủ nghiêm ngặt. Bởi vậy, mẹ bầu nên nắm được trước khi bước vào cuộc vượt cạn để tránh sự bị động và cần biết mình sẽ phải trải qua những gì để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1

Cảm ơn chia sẻ của mom nhé, không phải mẹ bầu nào cũng biết đâu nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!