Cơ thể của chúng ta đa phần là nước vì thế việc uống nước sẽ giúp cho phần nào đó cải thiện sức k
... Xem thêmBé bú ít mẹ có mất sữa không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con và cơ thể mẹ tiết sữa theo nhu cầu của con, vậy nếu Bé bú ít mẹ có mất sữa không, cùng tìm hiểu bài chia sẻ của mình nhé
Trước khi tìm hiểu điều này thì cùng mình tìm hiểu cơ chế tiết sữa mẹ:
Phản xạ tiết sữa
Khi mẹ cho trẻ bú, núm vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin, rồi sau đó sẽ chạy vào máu làm cho vú sản xuất ra sữa. Chính vì vậy, việc trẻ càng bú nhiều thì vú của người mẹ sẽ tạo ra càng nhiều sữa.
Phản xạ phun sữa
Phản xạ phun sữa được hiểu là khi Oxytocin giúp sữa được giải phóng từ bầu ngực của mẹ. Khi bé bắt đầu kéo núm vú và hút, cũng là lúc Hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin tham gia vào cơ chế tiết sữa của mẹ nhờ có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú..
Việc bé bú mẹ thường xuyên là nguồn dinh dưỡng chủ yếu không chỉ giúp bé có được dinh dưỡng tốt mà còn giúp duy trì quá trình tiết sữa của mẹ. Nếu bé ít bú sữa mẹ, cơ thể mẹ sẽ dần tiết lượng sữa ít hơn và từ đó đến mất sữa. Thế nên nếu bé bú ít sữa thì lượng sữa sẽ giảm dần và có thể gây mất sữa nhé các mẹ.
Do đó, trong ít nhất 6 tháng đầu sau sinh, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên cho bé bú sữa hoàn toàn. Sau đó có thể kết hợp bú sữa mẹ và ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng phát triển, cũng như duy trì nguồn sữa mẹ đều đặn.
Một số cách cho mẹ khi trẻ sơ sinh bú ít
Để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bú ít hơn bình thường, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến bé: Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bú ít, các mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn nhiều hơn lúc bình thường để đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cả hai mẹ con. Chế độ ăn hàng ngày của mẹ luôn phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất và hạn chế các thức ăn có mùi nồng, chiên rán để đảm bảo nguồn sữa mẹ vừa đủ chất, vừa đủ lượng.
- Tạo thói quen bú cho bé: Để cho trẻ bú thường xuyên, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày, các cữ bú cách nhau khoảng 3 tiếng và nên cho bé ti mẹ trực tiếp. Tránh để bé quá đói rồi mới cho bú. Hoặc mẹ không nên cố ép bé khi bé đã bú đủ bởi sẽ dễ gây nôn trớ.
- Cho bé bú đúng tư thế: Khi mẹ cho bé bú đúng tư thế vừa tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, vừa để sữa mẹ ra đều hơn.
- Điều trị bệnh kịp thời cho bé: Trẻ sơ sinh bú ít bao gồm cả những biểu hiện khó chịu hay cơ thể có những triệu chứng bất thường thì mẹ cần theo dõi, kiểm tra để tìm ra bệnh lý và có biện pháp xử lý kịp thời để bé không bị mệt mỏi. Nếu nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, mẹ cần cho bé đi kiểm tra để tìm chính xác nguyên nhân. Nếu phát hiện bé bị tưa lưỡi, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý 0,9% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối và vệ sinh nhẹ nhàng lưỡi và vùng khoang miệng cho bé.
Hy vọng với những thông tin này mẹ bỉm sữa có thể thay đổi cách để con ti nhiều hơn nha.
-------------------------
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!