Tập đầu còn hơi bỡ ngỡ ạ, các mẹ cho em hỏi mẹ ít sữa ăn gì cho nhiều sữa ạ.
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hâm nóng đảm bảo dinh dưỡng
Sữa mẹ hâm nóng như thế nào mà vẫn đảm bảo chất lượng cho con sử dụng an toàn? Nếu bé dùng không hết thì có thể tận dụng lại không? Đây là những thắc mắc thường thấy của các mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ.
Có nên đun sôi sữa mẹ lên 70 độ không?
Những việc làm sau đều là không chính xác mà các mẹ hay mắc phải như: Đun sôi sữa mẹ, hâm sữa mẹ quá nóng hay hâm nóng sữa mẹ đến 70 độ.
- Đun sôi sữa mẹ: Vì đun sôi sữa mẹ sẽ làm các vitamin và các chất dinh dưỡng biến mất. Có thể nói nếu sữa mẹ đun sôi quá 70 độ thì giá trị dinh dưỡng sẽ không còn.
- Hâm quá nóng hoặc hâm sữa đến 70 độ: Điều này thực sự không cần thiết vì trẻ chỉ có thể bú sữa ở 40 độ hoặc thấp hơn. Nếu hâm sữa quá nóng thì trẻ sẽ bị bỏng khi bú, nên các mẹ thường sẽ để ở ngoài cho sữa nguội bớt nhưng như thế là tạo cơ hội cho vi khuẩn và các vi sinh vật xâm nhập sữa.
Hâm nóng sữa mẹ như thế nào là đúng cách?
Hâm nóng sữa mẹ đúng cách giúp hạn chế tối đa sự nhiễm trùng của sữa mẹ đồng thời giúp trẻ dễ uống và không làm hại đường tiêu hóa của trẻ. Kỹ thuật hâm nóng sữa mẹ rất đơn giản, các bố và mẹ chỉ cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Lấy lượng sữa mẹ vừa đủ cho lần sử dụng của con để hâm nóng. Tránh lấy nhiều gây lãng phí vì sữa mẹ sau khi hâm nóng không được tái sử dụng lần nữa. Tốt nhất, các mẹ nên trữ sữa theo từng túi đủ dùng.
- Bước 2: Đối với sữa trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh, các mẹ nên để sữa vào ngăn mát trước nửa ngày để rã đông sữa một cách từ từ. Đối với sữa đang trữ ở ngăn mát tủ lạnh có thể bỏ qua bước này.
- Bước 3: Đổ sữa trong túi vào bình. Tiến hành hâm nóng sữa bằng cách ngâm vào nước nóng 40 độ (có thể kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế) cho đến khi sữa ấm đều. Tuyệt đối không được đun sôi sữa hay ngâm vào nước quá nóng, cũng không được hâm sữa bằng lò vi sóng vì làm vậy sữa sẽ dễ bị hỏng. Nếu mẹ có máy hâm sữa, chỉ cần đưa bình sữa vào máy và chỉnh nhiệt độ ở mức 40 độ C.
- Bước 4: Lắc đều sữa và thử độ nóng bằng cách nhỏ thử vài giọt ra tay. Không nên thử sữa bằng miệng vì có thể truyền vi khuẩn từ miệng sang sữa của con.
- Bước 5: Cho trẻ bú ngay khi sữa đã đạt độ ấm theo yêu cầu. Nếu trẻ không bú hết, nên đổ bỏ phần sữa đó đi, không nên tận dụng mà sử dụng lại sữa.
Cách phân biệt sữa mẹ bình thường và sữa mẹ bị hỏng
Sữa mẹ khi bảo quản không khỏi gặp trường hợp bị thiu, hỏng, các bố và mẹ nên phân biệt được khi nào sữa đã hỏng để kịp thời không cho bé sử dụng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến bé. Có thể phân biệt sữa bị hỏng bằng cách:
- Sữa bị hỏng: Thấy có mùi chua nhẹ, mùi men, kèo theo đó là sữa bị vón cục. Để kiểm tra rõ hơn, mẹ có thể nếm thử xem sữa có vị gì bất thường không.
- Sữa bình thường: Có mùi nhẹ nhàng như xà phòng hay kim loại. Để lâu sữa sẽ phân tách theo lớp, điều này là hết sức bình thường.
Trên đây là những thông tin chia sẻ cách bảo quản sữa mẹ sau khi hâm nóng đảm bảo dinh dưỡng. Hi vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề này cũng như cách hâm nóng sữa mẹ để giữ được chất dinh dưỡng cho bé yêu.
quá hữu ích cho các mẹ hút sữa cho con ăn nè
sữa mẹ hâm rồi thì k nên để lạnh lại đâu các mẹ ạ
hâm lên thì cho ăn ngay chứ k nên hâm lại nhiều lần đâu
hữu ích quá ạ, em sẽ luư lại để sau có con còn biết
Có máy hâm sữa sẽ dễ căn chỉnh nhiệt độ nè
mình hút sữa để trong ngày cho con ăn thôi
cứ mua máy hâm sữa, lấy ra thả vào đó là nhanh nhất
Thông tin rất bổ ích, cảm ơn đã chia sẻ