🔥 Bài đăng hot nhất

RỐI LOẠN KINH NGUYỆT: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH HỖ TRỢ CẢI THIỆN

Sau giai đoạn “đèn đỏ” chập chờn chưa ổn định ở tuổi dậy thì, rối loạn kinh nguyệt cũng là vấn đề thường gặp của chị em trong độ tuổi từ 35 – 45 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt và làm thế nào để cải thiện tình trạng này?


1. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Khi bắt đầu có kinh nguyệt là mốc đánh dấu một bé gái từng bước trưởng thành về mặt sinh học, đồng thời chức năng sinh sản cũng đang được hoàn thiện. Một chu kỳ kinh nguyệt ở chị em được tính từ ngày có kinh đầu tiên trong tháng và kéo dài từ 28 đến 35 ngày, trung bình là 28 ngày và được chia làm 4 giai đoạn:

(1) Giai đoạn hành kinh.

(2) Giai đoạn trước rụng trứng.

(3) Giai đoạn rụng trứng.

(4) Giai đoạn sau rụng trứng.

2. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Để kiểm tra xem chu kỳ kinh nguyệt của bạn có đều hay không, cần phải tính từ ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt trước cho đến ngày đầu tiên (xuất hiện kinh) của chu kỳ tiếp theo là bao nhiêu ngày, đồng thời theo dõi chu kỳ trong 3 tháng. Nếu số ngày giữa các chu kỳ kinh khác nhau đáng kể vào mỗi tháng, có thể khẳng định bạn đang có một chu kỳ kinh nguyệt không đều.


3. TOP 5 dấu hiệu cảnh báo rối loạn “ngày đèn đỏ”

Khoảng cách ngày ra kinh dày hoặc thưa

Là khi vòng kinh của bạn ngắn dưới 22 ngày (kinh dày) hay dài trên 35 ngày (kinh thưa).

Xuất huyết nặng bất thường (cường kinh, băng kinh)

Là khi lượng máu kinh > 80ml/kỳ. Lúc này, máu kinh ra nhiều khiến bệnh nhân phải thay băng liên tục. Ngoài ra, máu có thể đông thành cục và kèm theo rong kinh.


Rong kinh

Rong kinh là hiện tượng số ngày có kinh > 7 ngày. Khác với cường kinh, lượng máu khi bị rong kinh vẫn bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt biến mất (vô kinh)

Mô tả tình trạng những phụ nữ bị trễ kinh ít nhất 3 lần liên tiếp hoặc bé gái đến giai đoạn dậy thì (khoảng 15 tuổi) nhưng không có kinh nguyệt.


Các dấu hiệu khác

Đau lưng, đau bụng dưới, căng ngực… là các dấu hiệu vô cùng phổ biến. Các triệu chứng này là bình thường nếu không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường nhật của bạn.

4. Những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra trong 2 – 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên và dần ổn định về sau. Tuy nhiên, vẫn có một số phụ nữ kinh nguyệt không được ổn định, cụ thể:

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh (35 – 45 tuổi)

Phụ nữ đang cho con bú.

Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức.

Người mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh viêm vùng chậu, u xơ tử cung…

phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ không nên chủ quan khi kinh nguyệt bị rối loạn

5. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt thất thường không chỉ ảnh hưởng đến chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt mà còn gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe của người phụ nữ và cả việc quan hệ vợ chồng. Với sức khỏe, không chỉ dừng lại ở những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, làn da xanh xao, kinh nguyệt không đều kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, tim loạn nhịp, thở gấp… và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Chưa dừng lại ở đó, kinh nguyệt không đều cũng làm giảm khả năng thụ thai và nếu không hỗ trợ khắc phục kịp thời có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

6. “Giải mã” nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Ở phụ nữ, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ thống điều hành sản xuất bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng gồm Estrogen, Progesterone và Testosterone, giữ vai trò chỉ huy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Sự suy giảm hoạt động của hệ trục dẫn đến sự trồi sụt của bộ 3 nội tiết tố nữ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Vậy, vì sao hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng của phụ nữ lại bị suy yếu?

Theo các chuyên gia, có thể kể đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ trục bao gồm: quá trình lão hóa tự nhiên, dinh dưỡng thiếu cân bằng, mất ngủ, căng thẳng, thai nghén… Trong đó, tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu, khoa học đã chứng minh từ tuổi 30 hệ trục “vàng” của người phụ nữ đã bắt đầu suy yếu dần, dẫn đến hoạt động thiếu nhịp nhàng. Đó là lý do giải thích tại sao phụ nữ từ tuổi “băm”, tuổi giao mùa tiền mãn kinh thường bị rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

Áp lực tinh thần, căng thẳng.

Chế độ ăn không khoa học, quá nhiều muối, đường tinh luyện, cafein… và thiếu Carbohydrate sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.

Hoạt động thể chất quá nhiều.

Tác dụng phụ của một số thuốc như viên tránh thai, tránh thai khẩn cấp sau giao hợp.

Chỉ số cân nặng không ổn định.

7. Khắc phục rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh

Lối sống, sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe và cả kinh nguyệt của nữ giới. Chính vì thế, chị em nên điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi, nhóm thực phẩm giàu vitamin B như: trứng, sữa, gan, thịt bò… Đồng thời, chị em cũng cần tránh thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc, kết hợp với tập luyện thể thao khoảng 30 phút/ ngày để cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt.


Giữ tâm lý thoải mái, ổn định


Nếu bạn căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể dày hơn hoặc thưa hơn. Thậm chí kỳ kinh của bạn có thể ngừng hoàn toàn hoặc những cơn đau bụng kinh có thể trở nên tồi tệ hơn. Nguyên do là khi stress sẽ tác động lên tuyến thượng thận làm cơ thể tăng tiết hormone Cortisol, đây là loại hormone ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ. Sự rối loạn của các nội tiết tố chính là nguyên nhân của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Do đó, hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra thoải mái.

Những căng thẳng, áp lực hàng ngày đang âm thầm phá hủy sức khỏe và sắc đẹp của bạn từ bên trong

Kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả

Trong trường hợp giảm cân đột ngột hoặc thay đổi về chế độ ăn uống sinh hoạt, chị em có thể rơi vào tình trạng chậm kinh, thậm chí là mất kinh nguyệt. Nguyên nhân là do cơ thể sẽ không sản xuất đủ Estrogen cần thiết cho kỳ kinh nguyệt. Vì thế, dù giảm cân nhưng chị em vẫn cần theo đúng quy trình và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Rất nhiều chất kích thích gây ảnh hưởng tiêu cực đối với chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ điển hình có thể kể đến là caffeine. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ (American Journal of Epidemiology), phụ nữ tiêu thụ caffeine có nhiều khả năng bị suy giảm kinh nguyệt. Nguyên do là caffeine làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, dẫn đến sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.

Chính vì thế, phụ nữ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích. Thay vào đó nên uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe cũng như phòng tránh kinh nguyệt.

Hậu quả của rối loạn kinh nguyệt kéo dài là không nên xem thường. Khi hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, bộ 3 nội tiết tố nữ Estrogen, Progesterone và Testosterone sụt giảm thất thường khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến phái đẹp.

Cân bằng nội tiết tố nữ

Theo Chuyên gia Lưu Thị Hồng – Tổng thư ký Hội Phụ Sản Việt Nam kiêm Phó chủ tịch Hội Y học sinh sản giới tính Việt Nam cho biết: “Hơn 90% phụ nữ tuổi trung niên gặp rối loạn kinh nguyệt dẫn đến hàng loạt các rối loạn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

Theo thời gian, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy yếu, nội tiết tố nữ bất ổn khiến phụ nữ gặp hàng loạt các vấn đề, bao gồm cả rối loạn kinh nguyệt. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định, rối loạn kinh nguyệt trước thời kỳ mãn kinh là tất yếu, nhưng hoàn toàn có thể can thiệp nhằm ngăn chặn tình trạng này đến sớm và giảm nhẹ các hệ lụy.


Bên cạnh giải pháp cân chỉnh bộ 3 nội tiết tố, chị em cần ăn uống đầy đủ, dùng nhiều những thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, thường xuyên vận động 30 phút mỗi ngày và hạn chế căng thẳng, stress bằng các môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền…

Mất cân bằng nội tiết nữ gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, sắc đẹp và cả sinh lý nữ. Đối với phụ nữ sau 30, điều này thường gây bởi sự suy giảm hoạt động của hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Vì thế, bên cạnh thay đổi lối sống, tránh căng thẳng, kiểm soát cân nặng ổn định… phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên áp dụng những phương pháp tăng cường hoạt động của hệ trục, từ đó giúp nội tiết tố nữ được sản xuất nhịp nhàng, đúng và đủ với nhu cầu cơ thể.

2
3.9k
1 Bình luận

Bạn nào bị rối loạn kinh nguyệt thì xem nha, bài chia sẻ hay

10 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!