🔥 Bài đăng hot nhất

Tập cho bé ngậm bú đúng khớp

Không phải bé nào sinh ra cũng biết bú đúng, và không phải bà mẹ nào cũng có tư thế bú đúng. Vậy tập cho bé ngậm bú đúng khớp là như thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé.

1.Tác hại của sai khớp ngậm

Tại quầng vú mẹ có đầu dây thần kinh kích thích lên não, kích thích hocmon oxytocin, vị trí của đầu dây thần kinh này được xác định ở trên quầng vú, cách chân ti 1-1.5cm, góc 7 giờ ở vú phải và đối xứng góc 5 giờ ở vú trái. Núm ti mẹ chỉ có các ống dẫn sữa trong khi các nang chứa sữa lại nằm khu vực quầng vú trở về sau. Vì vậy, nếu bé chỉ ngậm núm vú mà không ngậm cả quầng vú, bé chỉ rút được lượng sữa trong các ống dẫn sữa mà thôi. Do đó, bé sẽ rất dễ buồn ngủ vì mút mãi mà chỉ ra một chút sữa, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngủ gật trên vú mẹ.

Khi bé bú không đúng khớp ngậm, bé bú không đủ no, bé đòi bú mẹ suốt, từ đó thành ăn vặt, ngủ vặt (bú không no nên ngủ không sâu), tạo thành vòng luẩn quẩn ăn ngủ không thể chấp nhận được.

Ảnh hưởng đến nguồn sữa: Nếu con bú sai khớp ngậm, bé sẽ không mút sữa một cách hiệu quả, cữ bú có thể kéo dài lâu mà bé vẫn cứ đói và đòi bú. Vì không rút được tối đa lượng sữa có trong ngực, cơ thể sẽ hiểu sữa còn trong ngực là sữa dư, sản lượng sữa sẽ bị giảm dần. Nếu khớp ngậm không được điều chỉnh, lâu dài bé không nhận đủ lượng sữa, bé sẽ luôn trong tình trạng đói, và phát triển thể chất không tốt.

Bên cạnh đó, bé bú sai khớp ngậm còn khiến mẹ bị đau đầu ti, thậm chí chảy máu, đau rát. Tổn thương lâu ngày có thể làm mẹ vì đau quá mà giảm số lần cho con bú, từ đó sản lượng sữa bị giảm hoặc bị tắc sữa đấy mẹ nhé.

2.Nguyên nhân bé không bú đúng khớp ngậm

Một trong những nguyên nhân gây ra khớp ngậm sai đó là bé được bú bình ngay từ đầu. Nếu mẹ muốn bé bú mẹ và bú bình song song thì mẹ nên tập cho bé ti mẹ đúng khớp ngậm trước. Sau đó, khi mẹ tự tin rằng bé đã quen và bú đúng khớp ngậm hoàn toàn thì mới cho bé bú bình. (Khoảng 3-6 tuần sau sinh).

Một nguyên nhân nữa là do tư thế bé nằm quá cao hoặc xa mẹ, mẹ ngồi không thoải mái khiến cổ bé bị gập lại. Do đó, bé chỉ ngậm được đầu ti, thay vì quầng vú.

Do bé không đói hoặc chưa thật sự cần bú (có thể vì đã bú bình hoặc buồn ngủ)

Bé không há miệng đủ to để ngậm sâu.

Ngực mẹ quá căng, nên quầng vú không ép vào được,mẹ có thể vắt bớt sữa, và massage quầng vú cho mềm trước khi cho bé.

Đầu ti mẹ quá lớn

3. 𝐋𝐨̛̣𝐢 𝐈́𝐜𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐊𝐡𝐨̛́𝐩 𝐍𝐠𝐚̣̂𝐦 Đ𝐮́𝐧𝐠:

Phản xạ tiết sữa mất khoảng 2 phút từ khi đầu dây thần kinh được kích thích, khi bé ngậm đúng khớp, lưỡi của bé massage vào đúng đầu dây thần kinh và giúp phản xạ này trở nên nhanh nhạy hơn và sữa về nhanh hơn.

Khi bé ngậm đúng khớp, lưỡi và vòm họng trên "ép vắt sữa" ngay phần ống dẫn sữa phình ra to nhất mỗi đợt tiết sữa giúp bé bú được nhiều hơn, ống sữa thông nhanh hơn.Vị trí cổ ngửa giúp bé nuốt dễ hơn, đồng thời khi đầu bé không tì lên ngực mẹ giúp các ống sữa chảy thông thoáng hơn. Tạo sự chênh lệch áp suất trong họng và bên ngoài tạo thành lực hút ổn định và "bám chắc", giúp tối ưu lượng sữa truyền từ mẹ sang con.

Kết quả là, bé bú được đủ lượng sữa mà nhu cầu cơ thể cần. Bé bú hiệu quả, không bị mút quá lâu từ đó dẫn đến tình trạng ngủ gật trên vú mẹ do khớp ngậm nông.

4.Biểu hiện khớp ngậm đúng

 Miệng há to, 2 môi bé trề

 Cằm chạm ngực

 Mũi hở

 Bé ngậm quầng vú chứ không chỉ ngậm núm vú. Bé sẽ ngậm quầng vú dưới nhiều hơn quầng vú trên

 Lưỡi bé le ra, phủ phần nướu dưới của bé

5. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 tập cho bé ngậm bú đúng khớp

Mẹ chọn tư thế ngồi thoải mái, có ghế tựa hoặc lót gối đằng sau. Mẹ bế bé sao cho người bé áp sát vào người mẹ (da tiếp da càng tốt), mẹ nhớ lau ngực bằng khăn ấm và mát xa nhẹ nhàng trước khi cho con bú nhé.

Mẹ. đưa đầu ti chạm môi trên của bé, nếu bé sẳn sàng để bú, bé sẽ há miệng rộng (lưỡi bé lè dài ra phía trước).

Một bàn tay mẹ đỡ cổ bé, để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa bầu vú mẹ (phần dưới). Bàn tay kia tạo thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ phia trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé.

Đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú (khoảng 1.5cm từ chân ti) cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới. Đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm được sâu và chắc.

Tập cho bé ngậm bú đúng khớp là rất quan trọng. Chúc mẹ và bé có những bữa ăn thật vui vẻ, no nê, và cùng Chũn có giấc ngủ say nồng nhé.


Tập cho bé ngậm bú đúng khớp
6
4.1k
7 Bình luận

kiến thức mới, đọc để mốt lỡ có con còn biết cách thực hành

1 tháng trước
Thích
Trả lời

cảm ơn mẹ nha

1 tháng trước
Thích
Trả lời

bài này hữu ích các mẹ nhớ xem

1 tháng trước
Thích
Trả lời

việc tập cho con ngậm đúng khớp rất quan trọng khi ti nè

1 tháng trước
Thích
Trả lời

ngậm sai khớp cũng có thể do con bị dính thắng lưỡi, nên các mẹ phải kiểm tra kỹ nha

1 tháng trước
Thích
Trả lời
@Trần Hoan

Vậy hả mom ơi, bé nhà mình k chịu ti có phải dính thắng lưỡi k nhỉ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Bé ngậm sai khớp sẽ không ti được nhiều, lúc nào cũng khóc vì đói

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!