avatar

Tạo một bài đăng

Hình ảnh

Video

Những triệu chứng mà mẹ bầu thường gặp phải và cách khắc phục

Trong suốt thai kỳ, sản phụ dễ gặp một số vấn đề phổ biến như ốm nghén, chuột rút, rạn da, táo bón, són tiểu… Đây là các biểu hiện bình thường có thể xử trí được.

Sau đây là những triệu chứng mà mẹ bầu thường gặp phải và cách khắc phục.

1. Thay đổi bầu ngực

Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ nhận thấy một số thay đổi ở bầu ngực. Ngực của bạn sẽ tăng kích thước khi các tuyến sữa và mô mỡ phát triển, gây ra tình trạng căng tức. Các tĩnh mạch có màu xanh cũng có thể xuất hiện khi lượng máu tăng lên. Núm vú có thể bị sẫm màu, và đôi khi chảy một chất lỏng đặc gọi là sữa non. Tất cả những thay đổi này đều là bình thường.

Lời khuyên:

  • Mặc áo ngực dành riêng cho bà bầu, làm từ cotton hoặc sợi tự nhiên, với kích cỡ vừa vặn, chắc chắn mà không gây kích ứng núm vú;
  • Thử mặc áo ôm ngực thoải mái vào ban đêm;
  • Nhét một chiếc khăn bông hoặc miếng gạc vào áo ngực để thấm dịch chảy ra từ núm vú.
... Xem thêm
Những triệu chứng mà mẹ bầu thường gặp phải và cách khắc phục
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
4
5
Xem thêm bình luận
7 XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG KHI MANG THAI MẸ BẦU KHÔNG NÊN BỎ QUA

Khi mang thai, mẹ bầu luôn muốn cả mẹ và bé yêu được khỏe mạnh trong suốt thai kì. Vì vậy mà các xét nghiệm liên quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe mẹ, thai nhi cũng như sự phát triển của con yêu theo thời gian. Điểm nhanh 7 xét nghiệm quan trọng khi mang thai mẹ bầu không nên bỏ qua.

Trong thai kì, mẹ bầu cần làm những xét nghiệm để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ để kịp thời chữa trị nếu phát hiện những bất thường. Lần khám thai đầu tiên có ý nghĩa quan trọng giúp bác sĩ xác định tuần tuổi của thai nhi. Sau đó, theo thời gian, mẹ bầu tiếp tục được làm các xét nghiệm như đo độ mờ da gáy, sàng lọc trước sinh double test, triple test, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm trước sinh,... Sau đây là những xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần lưu ý.

1. Lần khám thai đầu tiên

Sau khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ như trễ kinh bất thường, người mỏi mệt, bạn nên kiểm

... Xem thêm
7 XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG KHI MANG THAI MẸ BẦU KHÔNG NÊN BỎ QUA
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
4
5
Xem thêm bình luận
BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ THAI KÌ KHỎE MẠNH?

Bà bầu nên ăn gì để thai kì khỏe mạnh? Những lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng cho con mà mẹ lại KHÔNG TĂNG CÂN quá nhiều.

Mẹ SHARE về để lưu lại và thực hiện đúng theo từng tháng nhé!

DINH DƯỠNG THÁNG THỨ NHẤT:

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Đừng lo, bật mí cho bà bầu mẹo ăn uống lý tưởng sau:

- Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

... Xem thêm
BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ THAI KÌ KHỎE MẠNH?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
4
5
Xem thêm bình luận
Bà bầu ăn dứa được không?

Dứa thơm ngon, tốt cho sức khoẻ nhưng bà bầu thì không nên ăn dứa vì có nhiều mẹ nói ăn dứa sẽ gây sảy thai? Vâỵ bà bầu ăn dứa được không? Ăn dứa có gây sảy thai không? thì cùng đọc thêm với mình nha


Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của dứa khá đa dạng. Trung bình 100 g dứa chứa 86 g nước, 11,4 g đường, 1,4 g chất xơ, 0,5 g protein, 0,1 g chất béo và cung cấp cho cơ thể 60 calo.

Dứa chứa một hàm lượng lớn vitamin C, B1, B2, B3, B4 (choline), B9 (folate) cùng các khoáng chất như đồng, magiê, kali, canxi và phốt pho. Đặc biệt, trong trái cây này còn chứa bromelain - một loại enzyme giúp phân giải chất đạm hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng đầy hơi và khó tiêu trong thai kỳ.


Với câu hỏi trên, bà bầu ăn dứa được nhưng cần ăn đúng cách, gọt bỏ phần lõi, không nên ăn quá 220 g dứa một ngày và không ăn dứa liên tục trong nhiều ngày. Bà bầu cũng cần hạn chế ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ.

... Xem thêm
Bà bầu ăn dứa được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
7
9
Xem thêm bình luận
Những loại rau, trái cây bà bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Để có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu, giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất vì nguy cơ sảy thai rất cao và mệt mỏi do ốm nghén. Vậy khi mang thai, cần liệt những loại rau củ, hoa quả nào vào danh sách các loại thực phẩm bà bầu không nên ăn, để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh ?


Quả nhãn

Được xếp vào loại quả ngon miệng bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.


Quả dứa

Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra c

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
Những loại rau, trái cây bà bầu tuyệt đối không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Để có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu, giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất vì nguy cơ sảy thai rất cao và mệt mỏi do ốm nghén. Vậy khi mang thai, cần liệt những loại rau củ, hoa quả nào vào danh sách các loại thực phẩm bà bầu không nên ăn, để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh ?


Quả nhãn

Được xếp vào loại quả ngon miệng bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.


Quả dứa

Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra c

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ? THỰC PHẨM TỐT CHO MẸ BẦU VÀ THAI NHI

Chế độ ăn uống trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy bà bầu ăn gì để tốt cho mẹ và thai nhi, cùng tìm hiểu với mình nha


Trước khi giải đáp câu hỏi bà bầu nên ăn gì, cần hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

  • Năng lượng: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần khoảng 360 calo mỗi ngày, con số này tăng lên 475 kcal/ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Protein: hàm lượng từ thực phẩm động vật cần thiết là 15g/ngày trong 6 tháng đầu và tăng lên 18g/ngày vào 3 tháng cuối.
  • Chất béo: Bà bầu cần cung cấp khoảng 60g chất béo trong một ngày. Chất béo có tác dụng cung cấp năng lượng và hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong chất béo.
  • Vitamin: Việc bổ sung 500mcg/ngày
... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
7
9
Xem thêm bình luận
Các loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con thông minh...

Bố mẹ nào cũng muốn con yêu của mình khi sinh ra được thông minh, lanh lợi. Và thực tế, não của thai nhi bắt đầu hình thành chỉ 3 tuần sau khi thụ thai và các thực phẩm mẹ ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé đó! Não bộ của bé phát triển nhanh chóng giữa tuần 24 và 42, và đặc biệt là từ khi thai nhi 34 tuần tuổi.

Giai đoạn này bé sẽ cần những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não. Chính vì vậy, mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh, đồng thời đảm bảo một chế độ ăn uống khỏe mạnh và đa dạng các thành phần dinh dưỡng cho bản thân mình. Vậy mẹ bầu ăn gì để con thông minh, dưới đây là các thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con thông minh nè


1. Cá mòi - DHA

• Cá mòi rất giàu các axit docosahexaenoic (DHA), là chất quan trọng để giúp não bộ và hệ thần kinh trung ương phát triển. Cá mòi cũng là loại cá có ít khả năng bị nhiễm thủy ngân so với nhiều loài cá khác và là nguồn cung cấp vitam

... Xem thêm
Các loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con thông minh...
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
6
8
Xem thêm bình luận
Tổng hợp 15 loại trái cây tốt cho bà bầu nên bổ sung

Trong trái cây có khá nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ, tốt cho sức khỏe cũng như tiêu hóa của mẹ bầu. Thế nhưng, loại trái cây nào tốt cho bà bầu nên ăn hoa quả gì và ăn bao nhiêu là đủ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau


Dưới đây là các loại hoa quả tốt cho bà bầu, không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng: Quả bơ, Xoài, Táo, Quả, Quả mơ, Quả ổi, Trái cây sấy khô


Bà bầu ăn nhiều trái cây có tốt không?

Theo khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên tiêu thụ 2 - 4 khẩu phần trái cây mỗi ngày để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bởi, bên trong mỗi loại hoa quả sẽ chứa hàm lượng đường Fructose nhất định, nên nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều thì có khả năng gây khó tiêu hay tiểu đường thai kỳ.

Theo đó, 1 phần trái cây có thể bao gồm 1 miếng trái cây (với loại quả to hơn quả bóng tennis như dưa hấu, xoài, cam…) hoặc 1 chén trái cây cắt nhỏ (có thể trộn nhiều loại theo sở thích).


... Xem thêm
Tổng hợp 15 loại trái cây tốt cho bà bầu nên bổ sung
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
7
10
Xem thêm bình luận
Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?

Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?

Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ sau này.

- Hơn 30% phụ nữ có thai tại Việt Nam bị thiếu máu trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 70%.

- Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu và thiếu vi chất ở mẹ bầu là do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu. Nhu cầu sắt của phụ nữ có thai cao hơn để cung cấp cho thai nhi nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt càng phổ biến.

Để kiểm soát tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và thiếu vi chất ở thai phụ cần:

- Chủ động có chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

- Bổ sung viên sắt và acid folic theo tư vấn của bác sĩ

- Kiểm soát tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét.

- Sắt có nhiều trong thịt đỏ, cá, gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh...

- Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn sắt từ nguồn thực vật. Trứng gà là nguồn thực phẩm d

... Xem thêm
Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?
Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?
Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
5
7
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Nhóm cộng đồng dành cho các mẹ đã có tin vui và mong chào đón thiên thần nhỏ của mình trong 9 tháng 10 ngày sắp tới
Trò chuyện ngay
avatar
Ăn hạt hướng dương có tốt không và những điều cần lưu ý  

24

48

avatar
Thai 7w nhịp tim 170/ phút

14

25

avatar
Mang thai không nên ăn gì?

13

22

avatar
Mẹ bầu gần 5 tháng ho nhiều có cách gì không các mẹ?

12

19

avatar
Bầu ăn rong biển được không?

12

16

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!