Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmĂn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?
Mang trong mình sinh linh bé bỏng, mẹ bầu nào cũng sẽ làm mọi điều tốt nhất để con phát triển khỏe mạnh.
Khi biết mình mang thai, điều mà mẹ lo lắng và mong muốn nhất là con được khỏe mạnh và chào đời bình an, lúc này, sức khỏe của mẹ luôn song hành với sức khỏe của thai nhi, chính vì vậy, để con phát triển đầy đủ, mẹ cần biết cách chăm sóc mình thật tốt. Lắng nghe cơ thể và nắm bắt các vấn đề đang gặp phải là chìa khóa quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần có những gì?
Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu? Bởi vì thai nhi vẫn trong mức phát triển chậm, cuối tháng thứ 3, bé cưng chỉ nặng khoảng 30g, nên mẹ bầu không cần tẩm bổ quá nhiều trong thời gian này, có thể trong thời gian này mẹ bị giảm cân hoặc nếu tăng cũng rất ít, khoảng 1kg. Mỗi ngày, mẹ bầu cần ăn đủ các nhóm thực phẩm quan trọng sau:
- Nhóm chất bột từ gạo, bún, mì, bắp, khoai, sắn…
- Nhóm chất đạm từ thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…
- Nhóm chất béo từ dầu, mỡ, vừng, đậu phộng,…
- Nhóm vitamin và khoáng chất từ rau củ, trái cây.
- Thực phẩm giàu chất xơ.
- Nước, nước ép trái cây, sữa…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung những dưỡng chất đặc biệt cần thiết trong giai đoạn đầu mang thai như:
- Axit folic: dưỡng chất giúp phòng ngừa các dị tật về não và tủy sống, có trong những loại rau có màu xanh lá cây, các loại rau lá mầm, cải bắp, các loại đậu, cam, bơ và cà chua.
- Canxi: Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung 1000 canxi mỗi ngày, hỗ trợ bé phát triển xương và răng, có nhiều trong sữa, táo, nước cam, cá ngừ, cá mòi, bông cải xanh, đậu nành…
- Sắt: Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất ít nhất 30 – 60 mg sắt mỗi ngày từ các loại thịt (nhất là thịt bò), cải bó xôi, rau dền… để đáp ứng nhu cầu gia tăng lượng máu trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý đến hàm lượng sắt, vì tình trạng thiếu máu thường xuyên gặp ở thai phụ và tình trạng này còn kéo dài đến khi bé yêu chào đời.
- Vitamin D: Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của hệ xương khi bé yêu còn là phôi thai. Vitamin D có nhiều trong cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm,… Ngoài ra mẹ bầu cũng nên tận dụng nguồn vitamin D dồi dào có trong ánh nắng mặt trời. Mỗi sáng mẹ bầu nên dành khoảng 15 phút (trước 9h sáng) để tắm nắng và để nắng chiếu trực tiếp lên da sẽ tốt hơn.
- Vitamin C: Vitamin C giúp hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho thai nhi. Ngoài ra, vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Vitamin C có nhiều trong một số loại trái cây như: cam, chanh, đu đủ, dâu tây, ổi, bông cải xanh…
- Chất đạm: Trong 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 70 – 100 gam chất đạm mỗi ngày tùy theo thể trạng và vận động thể lực, để bé cưng phát triển hoàn thiện tế bào não, đồng thời chất đạm còn giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển bình thường trong suốt thai kỳ. Chất đạm có trong thịt gà, thịt heo, cá, đậu hũ, sữa,…
Thực đơn 1
Sáng (7h): Bánh mì kẹp trứng + sữa bầu
Bữa phụ (9h30): Ngô luộc + bưởi.
Bữa trưa (12h): Cơm + tôm rang + thịt gà kho gừng + canh mướp nấu.
Bữa phụ (15h): Bánh bao + sữa bầu
Bữa tối (18h) Cơm + thịt chân giò luộc + đậu phụ chiên giòn + canh rau ngót thị bằm + chuối tiêu
Bữa phụ (20h): Xúc xích + táo tây.
Thực đơn 2
Sáng (7h): Xôi chả + sữa bầu
Bữa phụ (9h30): Cháo + nho
Bữa trưa (12h): Cơm + cá diêu hồng xốt cà + nấm hương xào cải + canh sườn.
Bữa phụ (15h): Khoai lang luộc
Bữa tối (18h): Cơm + tôm chiên giòn + nhộng rang lá chanh + canh ngao + chuối
Bữa phụ (20h): Bánh mì pate + chả + sữa.
Thực đơn 3
Sáng (7h): 1 ly ngũ cốc + 1 ly sinh tố chuối
Bữa phụ (9h30): Đu đủ chín + 1 ly sữa bầu.
Bữa trưa (12h): Mì ý thịt gà với sốt mayonnaise, xà lách (rau diếp) + canh củ cải cà rốt + ly nước chanh.
Bữa phụ (15h): 1 ly sinh tố dâu + đậu nành rang.
Bữa tối (18h): Nui xào bò + bánh chuối.
Bữa phụ (20h): Bánh quy + 1 ly sữa bầu.
Với 3 thực đơn trên đây giúp cho bữa ăn của mẹ bầu trở nên đa dạng hơn, những mẹ bầu bị ốm nghén thường ngán cơm có thể thay thế bằng các món như nui, bánh mì, bún, cháo,… để giảm cơn ngấy. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể ăn thêm một số loại hạt ngũ cốc và uống thêm nhiều nước lọc để giảm đi cơn nôn oẹ hơn .
Trên đây là bài viết tham khảo cho các mẹ bầu 3 tháng đầu tiên các mẹ đọc nhé 🍀