Hạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn dùng trong hỗn hợp hạt
... Xem thêmBà bầu ăn mắm nêm được không? 4 tác dụng của mắm nêm
Bà bầu ăn mắm nêm được không?
Mắm nêm (mắm cái) là một loại mắm độc đáo của miền Trung Việt Nam, được nhiều người ưa thích sử dụng. Mắm nêm được làm từ cá, xác cá đem ướp muối, lên men. Tùy theo vùng miền, khẩu vị mỗi người mắm nêm sẽ được trộn thêm một số phụ liệu như thính, đường, … để tạo vị đặc trưng. Do mắm nêm làm từ cá nên có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng bà bầu ăn mắm nêm được không?
Bà bầu có thể ăn mắm nêm. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn mắm nêm với lượng vừa đủ và đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ.
4 tác dụng khi bà bầu ăn mắm nêm
1. Cung cấp sắt
Trong mắm nêm có chứa rất nhiều khoáng chất sắt. Vi khoáng này rất cần thiết cho cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu, sinh non, băng huyết của bà bầu.
Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglbin (một loại protein có trong cấu trúc của hồng cầu), chức năng vận chuyển oxy đi tới các cơ quan. Thiếu sắt trong quá trình thai nghén sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, gia tăng khả năng mẹ sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân, nghiêm trọng hơn là thai nhi có thể bị chết lưu, tử vong sau khi sinh.
Ở phụ nữ mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 50%, hàm lượng sắt cần cho mỗi ngày khoảng 30 mg. Theo các chuyên gia, cứ 10 ml mắm nêm sẽ cung cấp 10 mg sắt. Nhờ việc sử dụng mắm thường xuyên, tỷ lệ phụ nữ thiếu máu do thiếu sắt ở nước ta thấp hơn so với các nước khác.
2. Cung cấp chất béo Omega 3 (DHA và EPA)
Omega 3 là acid béo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Omega 3 làm giảm mớ máu, bảo vệ hệ tim mạch, là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển hệ thần kinh và thị lực của thai nhi (nhất là 3 tháng cuối thai kì).
Omega 3 còn có khả năng giảm chứng trầm cảm sau sinh của bà bầu, trẻ sơ sinh được bổ sung omega đầy đủ hệ miễn dịch tốt hơn.
3. Cung cấp các acid amin quan trọng cho cơ thể.
Acid amin hình thành nên tế bào, sửa chữa các mô, tạo kháng thể nâng cao miễn dịch. Trong 8 loại acid amin không thể thay thế (là những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà cần cung cấp bằng các thực phẩm bên ngoài) mắm nêm có tới 5 loại: valine, isoleutine, phenylalanine, methyonine, lysine.
4. Cung cấp vitamin B12
Phụ nữ mang thai ăn mắm nêm giúp cung cấp vitamin B12 cho cơ thể. Vitamin B12 tham gia quá trình trưởng thành và hình thành nhân của hồng cầu, là một loại vitamin rất có lợi cho quá trình tạo máu của bà bầu trong kì thai nghén. Trong suốt thời gian mang thai, bà bầu nếu được cung cấp đầy đủ Vitamin B12 thì con sinh ra khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh.
B12 cũng là một loại vitamin mà cơ thể không thể tự tổng hợp, bổ sung vitamin B12 bằng việc ăn mắm nêm là một lựa chọn không tồi. Theo các nghiên cứu đưa ra, cứ 100 ml mắm nêm sẽ có chứa 5 mcg B12.
đúng là ăn cá thì tốt nhưng mắm nêm hơi mặn nên cũng đừng ăn nhiều quá mặn lắm ko tốt đâu mn
Mắm nêm nếu được làm kĩ không có chất bảo quản này kia thì tốt chứ có nhiều nơi sản xuất mắm nêm mất vệ sinh an toàn thực phẩm lắm.
Mình hôm nào thích hay thèm là mình ăn nè, chứ bình thường thì không ăn nhiều vì sợ nó mặn quá sợ nạp nhiều muối vào cơ thể
Sợ có những mẹ nghén không ăn được thôi mom ha, mà nay em mới biết công dụng của mắm nêm luôn á.